Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2022, cập nhật chi phí và quy trình

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2022 về chi phí và quy trình không có sự khác biệt với các năm trước đó. Cụ thể người nộp đơn chỉ cần chuẩn bị Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU 2022.

Người nộp đơn cần chuẩn bị các tài liệu dưới đây để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

SỐTÊN TÀI LIỆULƯU Ý
1Mẫu nhãn hiệuCần in 05 mẫu giống nhau về màu sắc và kích cỡ (Có thể gửi file mềm)
2Tên chủ sở hữu đơn (Chủ đơn)Cần viết rõ và đầy đủ, nếu không phải phiên âm tiếng  Latin thì cần phiên âm Latin.
3Địa chỉ chủ sở hữu (chủ đơn)Cần viết chi tiết đến Số nhà/Khu/thôn
4Danh mục sản phẩm dịch vụCần liệt kê sản phẩm và dịch vụ chi tiết và theo bảng phân loại Nice. (Liên hệ: 0922772222 để được tư vấn nếu không biết phân nhóm)
5Tài liệu chứng minh quyền ưu tiênNếu có (và không được quá 06 tháng kể từ ngày ưu tiên)
6Tài liệu chứng minh quyền nộp đơnTrong trường hợp người nộp đơn được ủy quyền, cho phép đứng tên đăng ký (Ví dụ: Đại lý, công ty con, chi nhánh…)
7Giấy ủy quyềnTheo mẫu (tải về)

3 bước tiến hành đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Soạn tờ khai và chuẩn bị hồ sơ

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Phụ lục A Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN, người nộp đơn cần điền đầy đủ các thông tin trong tờ khai trước khi tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bao gồm:

  • Tên, địa chỉ, số điện thoại và email của chủ đơn (sẽ là chủ sở hữu sau này)
  • Mẫu nhãn hiệu và mô tả nhãn hiệu chi tiết.
  • Đại diện của chủ đơn (nếu thông qua đại diện) trường hợp tự nộp đơn thì người đai diện ký.
  • Bảng phí và lệ phí
  • Danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu (đi kèm với chỉ số phân nhóm)
  • Danh sách các đồng chủ đơn, chủ sở hữu khác của đơn.
  • Liệt kê danh sách tài liệu kèm theo (uỷ quyền, tài liệu ưu tiên, công văn cho phép).
  • Cam kết và ký tên/đóng dấu.

Lưu ý khi soạn tờ khai:

– Phân nhóm chính xác, đầy đủ. Các sản phẩm trong cùng nhóm cách nhau bởi dấu “;”. Ví dụ: Nhóm 25: Quần; Áo; Giày; Dép…

– Chi phí đăng ký sẽ không thay đổi đối với một nhóm có dưới 06 sản phẩm/dịch vụ. Hãy liệt kê tối thiểu 06 sản phẩm/dịch vụ trong cùng một nhóm.

– Thông tin chủ đơn trong tờ khai phải thống nhất với thông tin trên các giấy tờ khác.

– Đăng ký nhãn hiệu đen trắng sẽ giúp chủ sở hữu linh hoạt hơn trong việc sử dụng màu sắc sau này.

– Không bắt buộc đóng dấu giáp lai vào tờ khai.

– Không đóng dấu/ký lên mẫu nhãn hiệu.

Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (xem phía trên)
Sau khi được tiếp nhận đơn được thẩm định tại Cục sở hữu trí tuệ theo quy trình

  • Thẩm định hình thức đơn: 1 tháng
  • Công bố đơn: 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ hình thức đơn.
  • Thẩm định nội dung đơn: 9 tháng kể từ ngày công bố đơn
  • Thông báo kết quả: 1 tháng

Bước 3. Nhận và trả lời ý kiến của Cục sở hữu trí tuệ

Trong trường hợp Cục sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn hoặc đại diện của người nộp đơn các thông báo, quyết định với nội dung cần trả lời hoặc làm rõ. Tuỳ theo nội dung mà thời hạn trả lời được quy định:

  • Trả lời làm rõ, hình thức đơn: 01 tháng
  • Trả lời thông báo kết quả thẩm định nội dung: 03 tháng.
  • Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 03 tháng
  • Nếu quá thời gian nêu trên, Cục sở hữu trí tuệ có thể ra quyết định từ chối hoặc huỷ bỏ đơn đăng ký.

Những lưu ý trong quá trình nộp đơn

– Mọi tài liệu, thông tin trong hồ sơ phải được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc phải dịch sang tiếng Việt.
– Tài liệu bao gồm nhiều trang thì yêu cầu đánh số trang bằng chữ số.
– Nên nộp đơn Thông qua đơn vị Đại diện sở hữu công nghiệp. Do thời gian thẩm định đơn kéo dài (1 – 2 năm) việc theo dõi đơn sẽ phức tạp và đòi hỏi sự chuyên nghiệp.
– Đơn có thể bị huỷ bỏ nếu Cục sở hữu trí tuệ liên hệ với người nộp đơn mà không có phản hồi hoặc phản hồi chậm hơn thời gian quy định.
– Lựa chọn nhóm chính xác/ đầy đủ.
– Đăng ký nhãn hiệu đen trắng sẽ giúp bảo hộ các màu khác nhau, có thể sử dụng linh hoạt các màu sau khi được bảo hộ.

Tổng quan về nhãn hiệu

Nhãn hiệu là gì ?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá của các bên với nhau. Cụ thể hơn, dấu hiệu ở đây bao gồm dấu hiệu hình, dấu hiệu chữ, dấu hiệu chữ số, hoặc dấu hiệu kết hợp của các yếu tố hình, chữ, số.

Ví dụ: NOKIA; STARBUCK; SONG HONG; DATLAT….

Nhãn hiệu đôi khi còn được gọi nhầm là “thương hiệu”. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành không có thuật ngữ Thương hiệu mà thương hiệu là một từ chung để nói về một sản phẩm/dịch vụ hoặc một doanh nghiệp nào đó và được tạo ra bởi nhiều yếu tố như lịch sử, chất lượng, phạm vi…đương nhiên là bao gồm cả nhãn hiệu.

Như vậy đăng ký thương hiệu, đăng ký độc quyền thương hiệu, bảo hộ thương hiệu…hay các thuật ngữ khác đều dùng để chỉ hành động “đăng ký nhãn hiệu”.

Phân loại nhãn hiệu

Có rất nhiều cách để phân loại nhãn hiệu, có thể dựa theo yếu tố cấu thành để chia thành nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo) hoặc nhãn hiệu kết hợp.

Tuy nhiên, hiện nay để đơn giản về mặt quản lý và thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền thì nhãn hiệu được chia làm năm (05) loại chính sau đây:

Phan Loai Nhan Hieu

+ Nhãn hiệu tập thể: Được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của các thành viên của tổ chức sở hữu nhãn hiệu với những cá nhân, doanh nghiệp khác không phải thành viên của tổ chức.

Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể Bún Bò Huế, Nhãn hiệu tập thể Ngao Phù Long, Dê núi Cát Bà

+ Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu dùng để chứng nhận rằng sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu đảm bảo các đặc tính, nguyên liệu, xuất xứ, vật liệu, chất lượng, độ chính xác….đã được đăng ký xác lập từ trước do một tổ chức có chức năng chứng nhận sở hữu và quyết định việc cho phép sử dụng.

Ví dụ: Nhãn hiệu chứng nhận: Hàng Việt Nam Chất lượng cao.

Nhãn hiệu liên kết: Là các nhãn hiệu đáp ứng đủ các tiêu chí: Cùng một chủ sở hữu đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho các sản phẩm/dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau có liên quan tới nhau

Ví dụ: Xe máy Honda Wave; Xe máy Honda RS; Xe máy Honda RSX…

+ Nhãn hiệu nổi tiếng: một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi đáp ứng Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam theo đó nhãn hiệu cần có số lượng tiêu dùng lớn, phạm vi lãnh thổ, doanh số bán hàng, thời gian sử dụng, uy tín của nhãn hiệu, số lượng quốc gia đã bảo hộ….

Ví dụ: Vinamilk, IKEA, Vinacafe, Nike

+ Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu địa lý: Đây là một dạng nhãn hiệu đặc biệt, trong đó nhãn hiệu bao gồm một yếu tố địa lý (tên Huyện, Tỉnh, Khu vực)

Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu địa lý có thể là nhãn hiệu thông thường (không bảo hộ phần tên địa danh) hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý.

Nhãn hiệu thông thường: Là nhãn hiệu không thuộc các trường hợp đặc biệt nêu trên.

  1. Đăng ký chắc chắn thành công?

    Tra Cuu De Dang Ky Nhan Hieu 100 Thanh Cong

    Không có ai dám chắc chắn rằng việc đăng ký sẽ thành công, thế nhưng dịch vụ tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp cho người nộp đơn đánh giá được tỉ lệ thành công của việc nộp đơn. Từ đó có quyết định tới việc nộp đơn hay sửa đổi hồ sơ ngay từ đầu.
    Lưu ý: Tra cứu là không bắt buộc nhưng được khuyến khích thực hiện. Vui lòng gọi 0922772222 để được tra cứu trước

  2. Ai được quyền đăng ký nhãn hiệu

    Hoi Dap Luat Nhan Hieu Do Ba Thich Attorney

    + Tổ chức tập thể (UBND, Hợp tác Xã, Hiệp Hội…) đăng ký nhãn hiệu tập thể do tổ chức đó quản lý.
    + Cơ quan, tổ chức có chức năng chứng nhận, kiểm soát: Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và có trách nhiệm xét duyệt, cho phép sử dụng dấu hiệu chứng nhận đó.
    + Cá nhân, tổ chức: đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ mà mình sản xuất, cung cấp.
    + Doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân: Đăng ký độc quyền nhãn hiệu mặc dù không trực tiếp sản xuất nhưng có hợp đồng thuê gia công, hợp đồng phân phối (được sự cho phép của bên sản xuất và bên sản xuất không trực tiếp kinh doanh sản phẩm trên thị trường).
    + Đại lý, văn phòng đại diện, công ty con: Tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm/dịch vụ của công ty mẹ, nhà sản xuất (Nếu các chủ thể này đồng ý)

  3. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

    Cuc So Huu Tri Tue Vietnam

    a, Đơn đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam)
    + Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam: Địa chỉ Số 384 tới 386, Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
    + Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Địa chỉ số 135 nằm trên đường Minh Mạng, thuộc phường Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
    + Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Tp Hồ Chí Minh: Địa chỉ số 17 tới 19 đường Tôn Thất Tùng thuộc phường Phạm Ngũ Lão tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
    b, Đơn đăng ký của các tổ chức không có trụ sở, không sản xuất tại Việt Nam và/hoặc cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam: thì nộp qua đại diện sở hữu công nghiệp
    c, Đối với cá nhân, tổ chức cư trú tại Việt Nam hoặc có trụ sở, sản xuất tại Việt Nam thì có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu qua đường bưu điện tới Cục sở hữu trí tuệ.

  4. Phân nhóm sản phẩm như thế nào ?

    phân nhóm sản phẩm khi đăng ký nhãn hiệu

    Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu. Vậy nhóm sản phẩm/dịch vụ (sp/dv) là gì?
    Bản chất của nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ của các bên với nhau. Chính bởi vậy, để dễ dàng trong việc xem xét sự phân biệt, nhà làm luật đã chia các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thành 45 loại (nhóm). Được gọi là Nhóm Nice (Nice Classification), các nhãn hiệu được đánh giá tương tự hay khác biệt dựa trên việc nhãn hiệu đăng ký bảo hộ cho nhóm nào.
    Ví dụ:
    KAMA đã đăng ký cho nhóm 25: quần áo thời trang sẽ không gây tương tự nhầm lẫn với nhãn hiệu KAMA cho sản phẩm vật liệu xây dựng bằng kim loại (nhóm 06)
    thế nhưng, KAMA cho nhóm 25: Quần áo sẽ tương tự gây nhầm lẫn với KAMA cho nhóm 35: Mua bán quần áo.
    Lưu ý:
    Khi đăng ký người nộp đơn cần lựa chọn nhóm chính xác và bao quát được phạm vi hoạt động sản xuất/kinh doanh của mình. Có thể tiến hành đăng ký cho các nhóm ngành liên quan, mở rộng. Đối với các công ty sản xuất: ngoài việc đăng ký nhóm sản xuất cần đăng ký nhóm thương mại, xuất nhập khẩu và phân phối.
    Bảng Nice được chia làm hai phần
    Phần 1: Nhóm sản phẩm (sản xuất): Từ nhóm 01 đến nhóm 34
    Phần 2: Nhóm dịch vụ: Từ nhóm 35 đến nhóm 45.
    Bạn có thể tra cứu phân nhóm qua công cụ kiểm tra của hệ thống Checks.vn


Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định năm 2022

Các việc cần làm trước khi nộp đơn

Phân nhóm hàng hoá, dịch vụ:

Dựa theo danh mục sản phẩm, dịch vụ cụ thể người nộp đơn cần phân nhóm vào các nhóm từ 01 đến 45 trong bảng phân loại Nice.

Lưu ý: việc phân nhóm sai hoặc không phân nhóm ngoài việc làm ảnh hưởng tới phạm vi bảo hộ mà còn ảnh hưởng tới quá trình thẩm định đơn. Trường hợp phân nhóm không chính xác, Cục SHTT có quyền từ chối hợp lệ hình thức đơn và yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung (có mất phí sửa đổi).

Link kiểm tra nhóm: https://checks.vn/nice/

Tra cứu khả năng đăng ký trước khi nộp đơn

Tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc, nhưng người nộp đơn cần thực hiện để đánh giá được tỉ lệ được cấp văn bằng bảo hộ là bao nhiêu % trước khi chính thức nộp đơn.

Thay vì đợi từ 14 – 24 tháng mới biết được chính xác nhãn hiệu có được bảo hộ hay không, việc tra cứu chỉ tốn thời gian từ 3-5 ngày người nộp đơn đã có được dữ liệu các nhãn hiệu trùng/tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu dự định đăng ký. Từ đó đưa ra được kết luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu cao hay thấp.

Việc tra cứu được tiến hành online miễn phí hoặc trả phí cho các dịch vụ tra cứu nhãn hiệu.

Đọc thêm: Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu

Xem Video hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu trực tuyến

Đọc thêm: 

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu



Chi phí đăng ký nhãn hiệu năm 2022

Phí đăng ký nhãn hiệu phụ thuộc vào số lượng nhóm và số lượng sản phẩm/dịch vụ trong cùng một nhóm.

Trường hợp 1: Đơn 01 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ và không quá 06 sản phẩm/dịch vụ trong cùng nhóm:

  • Phí nộp đơn tại Cục SHTT: 75.000 VND (Áp dụng hết tháng 12/2020).
  • Phí công bố đơn: 120.000 VND
  • Tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn: 180,000 VND
  • Phí thẩm định nội dung yêu cầu bảo hộ: 550.000 VND
  • Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký: 120.000 VND
  • Công bố giấy chứng nhận đăng ký: 120.000 VND
  • Phí đăng bạ văn bằng bảo hộ: 120.000đ VND

Như vậy trường hợp 1 nhãn hiệu cho 1 nhóm (06 sản phẩm/dịch vụ) Phí đăng ký là: 1.285.000 VND

Trường hợp 2: Đơn có nhiều nhóm và có nhiều hơn 06 sản phẩm trong cùng một nhóm.

  • Phí nộp đơn tại Cục SHTT: 75.000 VND (Áp dụng hết tháng 12/2020).
  • Phí công bố đơn: 120.000 VND
  • Tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn: 180,000 VND/ nhóm
  • Tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn cho mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi ) : 30.000 VND/ sản phẩm
  • Phí thẩm định nội dung yêu cầu bảo hộ: 550.000 VND/ nhóm
  • Phí thẩm định nội dung yêu cầu bảo hộ cho mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi ) : 120.000 VND/ nhóm
  • Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký: 120.000 VND
  • Công bố giấy chứng nhận đăng ký: 120.000 VND
  • Phí đăng bạ văn bằng bảo hộ: 120.000đ VND
  • Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ cho nhóm thứ hai trở đi: 150.000 VND/nhóm.

Đọc thêm: Chi phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2022 chi tiết


Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giay Chung Nhan Dang Ky Nhan Hieu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và kéo dài hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn.

Ví dụ: Đơn nộp ngày 01/01/2010 và được cấp văn bằng bảo hộ ngày 15/12/2012

-> Chủ sở hữu được bảo hộ từ 15/12/2012 đến 01/01/2020.

Chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được yêu cầu phải sử dụng nhãn hiệu trong thời gian 05 năm. Trường hợp nhãn hiệu không sử dụng trong năm năm liên tục có thể sẽ bị huỷ bỏ hiệu lực trên cơ sở: Nhãn hiệu không sử dụng liên tục trong vòng 5 năm

Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Trước và sau thời điểm giấy chứng nhận hết hạn 06 tháng, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp hồ sơ xin gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Việc gia hạn thành công sẽ giúp nhãn hiệu kéo dài hiệu lực thêm 10 năm.

Ví dụ: Ngày 01/01/2020 nhãn hiệu sẽ hết hạn thì trong khoảng thời gian từ 01/06/2019 tới 01/07/2020 Chủ nhãn hiệu có thể gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền này.

Lưu ý: Nếu gia hạn vào thời điểm sau ngày hết hạn (01/01/2020) thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ yêu cầu nộp lệ phí gia hạn muộn được tính là 10% cho mỗi một tháng nộp muộn.

Lệ phí gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

+ Lệ phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho mỗi sản phẩm/dịch vụ: 100.000 VND (Cho 10 năm)

+ Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn: 10% cho mỗi một tháng nộp muộn.

+ Công bố quyết định gia hạn hiệu lực: 100.000 VND (cho một đơn)

Luyện tập

Nhãn hiệu ASLaw nộp ngày 29/12/2012 cho nhóm 45: dịch vụ tư vấn pháp luật, công ty luật. Hãy tính phí gia hạn nhãn hiệu trong trường hợp

+ Gia hạn vào ngày 27/10/2022.

+ Nộp phí gia hạn vào ngày 01/6/2023

+ tiến hành gia hạn ngày: 20/4/2023.

Đáp án: Xem ở đây

Câu hỏi thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Một đơn được đăng ký nhãn hiệu tối đa bao nhiêu nhóm?

Câu trả lời: Không giới hạn số lượng nhóm. Việt Nam chấp nhận đơn đa nhóm (multi-class trademark applications)

Theo đó bạn có thể đăng ký 1 hoặc nhiều nhóm trong cùng một đơn đăng ký.

Có nên tách riêng logo và phần chữ để đăng ký thành 02 đơn ?

Câu trả lời: Có, nếu bạn thực sự có điều kiện. Do hiện nay pháp luật quy định đăng ký như thế nào sẽ phải sử dụng như vậy, theo đó khi đăng ký gộp với nhau thực tế sẽ phải sử dụng hai thành phần đó cùng nhau, trong khi thực tế logo có thể thay đổi theo thời gian. Chưa kể trường hợp một trong hai phần bị từ chối bảo hộ, sẽ phát sinh thủ tục sửa đổi đơn (mà chưa chắc chắn việc sửa đổi này được chấp nhận).

Tìm đại diện sở hữu công nghiệp tại đâu ?

Trả lời: Bạn có thể tìm trên website chính thức của cục sở hữu trí tuệ. Hoặc truy cập đường link: https://bit.ly/2ChLl0i

Đăng ký nhãn hiệu toàn cầu như thế nào?

Trả lời: Không có thủ tục đăng ký nhãn hiệu toàn cầu.

Theo đó, để được bảo hộ tại quốc gia cụ thể, yêu cầu phải nộp đơn tại quốc gia đó.

Trường hợp đăng ký nhiều quốc gia có thể sử dụng hệ thống Madrid để tiết kiệm về mặt kinh phí.


Một số tình huống thường gặp

Tình huống 1: Đăng ký nhãn hiệu cho công ty Hàn Quốc tại Việt Nam.

Công ty chúng tôi thành lập từ năm 2015 tại Seoul Hàn Quốc, dự định trong năm tới sẽ thực hiện việc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam. Chúng tôi mong muốn được tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại đây ? Chúng tôi có bắt buộc phải mở công ty tại Việt Nam trước khi tiến hành đăng ký hay không?

Trả lời: Trước hết, chúng tôi khẳng định rằng pháp luật Việt Nam không phân biệt công ty Việt Nam hay công ty nước ngoài trong việc đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, Bạn không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp, văn phòng đại diện hay hiện diện thương mại tại Việt Nam trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Lưu ý: Do công ty bạn không có trụ sở tại Việt Nam nên Bắt buộc phải tiến hành thủ tục thông qua đơn vị Đại diện sở hữu công nghiệp. ASLaw là một trong những đại diện SHCN được Cục SHTT cấp phép (Mã số 172)

Các bước thực hiện

B1: Tra cứu nhãn hiệu:

Vui lòng cung cấp cho chúng tôi mẫu nhãn hiệu (file mềm) và danh sách các sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực mà công ty bạn muốn độc quyền gắn liền với nhãn hiệu đó tại Việt Nam. Thời gian tra cứu là 02 ngày làm việc

B2 Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

ASLaw là đại diện sở hữu công nghiệp, theo đó ASLaw có đủ năng lực và quyền hạn để thay mặt công ty bạn tiến hành các thủ tục tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, bao gồm từ chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, theo dõi đơn và nhận cũng như thông báo kết quả hồ sơ.

B3 Tài liệu cần cung cấp

– Mẫu nhãn hiệu (gửi file mềm), trong đó ghi rõ yêu cầu bảo hộ màu sắc hay đen trắng

Tham khảo bài viết: Nên đăng ký nhãn hiệu màu hay đen trắng.

– Giấy uỷ quyền (theo mẫu của ASLaw)

– Thông tin chủ đơn.

– Tài liệu khác (nếu có)

Tình huống 2: Đại lý độc quyền muốn đăng ký nhãn hiệu của công ty sản xuất.

Câu hỏi: Chào ASLaw, chúng tôi là nhà phân phối độc quyền chính hãng của thương hiệu mỹ phẩm **** của Hàn Quốc tại Việt Nam. Gần đây chúng tôi phát hiện phía công ty Hàn Quốc cho phép nhiều đại lý khác phân phối, việc này là vi phạm với hợp đồng của chúng tôi. Nay chúng tôi muốn đăng ký độc quyền thương hiệu này để có thể đảm bảo việc chỉ một mình công ty chúng tôi được phép sử dụng tại Việt Nam.

Trả lời:

Chào bạn, luật sư ASLaw tư vấn như sau:

– Theo quy định của pháp luật: Đại lý không được quyền đăng ký nhãn hiệu của công ty sản xuất khi chưa được sự cho phép từ phía công ty sản xuất. Trường hợp, đại lý cố tình đăng ký thì phía công ty sản xuất có quyền nộp hồ sơ phản đối đơn, hoặc huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.

– Như vậy trong trường hợp này để có thể tư vấn chi tiết hơn, bạn vui lòng cung cấp cho chúng tôi các thông tin sau:

+ Có điều khoản quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam trong Hợp đồng giữa bên bạn và bên Hàn Quốc hay không?

+ Bên bạn đơn thuần là nhà phân phối? hay bên bạn thuê đơn vị Hàn Quốc gia công theo đơn đặt hàng?

Sau khi nhận được các thông tin kể trên, ASLaw sẽ có phương án tư vấn chi tiết cho bạn. Trường hợp còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ luật sư Thích – người đại diện sở hữu công nghiệp theo số 0972 817 669


Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của ASLaw

ASLaw là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp phép từ ngày 13/09/2013. ASLaw đã đại diện cho hơn 3000 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành nộp 4873 đơn nhãn hiệu (tính tới tháng 07/2020) tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

ASLaw nhận được nhiều sự tin tưởng và đánh giá cao từ các khách hàng và đối tác như: Viettel; VTC; LOTTE; AEON MALL; CEND LAND; VIGLACERA; REDSUN…

Phạm vi dịch vụ của ASLaw

+ Tư vấn và giải đáp các vướng mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

+ Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu

+ Tư vấn sơ bộ về đối tượng đăng ký bảo hộ.

+ Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu.

+ Tra cứu chính thức tại Cục sở hữu trí tuệ.

+ Chuẩn bị và Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

+ Đại diện thay mặt nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả cho khách hàng.

+ Soạn thảo và trả lời, phản hồi các thông báo, quyết định của Cục sở hữu trí tuệ.

+ Theo dõi xử lý vi phạm nhãn hiệu.

+ Thông báo hiệu lực và gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Bài viết liên quan

5/5 - (25 votes)

5/5 - (25 votes)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *