Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Đăng ký bản quyền tác giả, quy trình, hồ sơ và chi phí

Đăng ký bản quyền tác giả là thủ tục giúp cho người sáng tạo ra tác phẩm (bài hát, sách, truyện, phần mềm máy tính, logo…) được ghi nhận là tác giả/chủ sở hữu. Từ đó, ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền (Sử dụng không xin phép), hoặc tiến hành khai thác thương mại và thu phí các tác phẩm đó.

Có thể bạn quan tâm

Tổng quát về bản quyền tác giả

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả hay tác quyền là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến việc bảo hộ sự sáng tạo trí tuệ đáp ứng nhu cầu về văn hóa, giáo dục, tinh thần.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 Quyền tác giả được định nghĩa như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.” Quyền tác giả được pháp luật bảo hộ các nội dung: quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Các loại hình được bảo hộ quyền tác giả

Các loại hình sau đây sẽ được bảo hộ quyền tác giả mặc dù không lệ thuộc vào việc đăng ký bản quyền tác giả hay không:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác: Đây là loại tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc  hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ: Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1.
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: Đây là loại tác phẩm tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Ví dụ: Bài phát biểu của Hiệu trưởng trường đại học Luật Hà Nội được quay lại bằng máy quay phim.
  • Tác phẩm báo chí: Khác với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác, tác phẩm báo chí phải có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác. Ví dụ như phóng sự được ghi tại hiện trường bão lũ miền trung lúc 12h ngày 09/10/2020.
  • Tác phẩm âm nhạc: Đây là loại hình khá phổ biến mà chúng ta có thể nhìn thấy thường xuyên. Đối với loại hình này, tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Ví dụ: Bản ký âm của bài hát “Đúng cũng thành sai” của nhạc sĩ Khắc Hưng.
  • Tác phẩm sân khấu: Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.Ví dụ: Vở kịch Nàng Sita đã được ghi lại bằng điện thoại di động.
  • Tác phẩm điện ảnh: Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Ví dụ: Bộ phim Mùi đu đủ xanh của đạo diễn Trần Anh Hùng
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng:

Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản.

Lưu ý: Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí. Ví dụ: Thiết kế logo của ngân hàng MB (đã được đăng ký bản quyền tác giả)

  • Tác phẩm nhiếp ảnh: Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích. Ví dụ: Bộ ảnh chụp mùa thu Hà Nội bằng điện thoại.
  • Tác phẩm kiến trúc: Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:
    • Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh
    • Công trình kiến trúc.

Do đối tượng này khá đồ sộ và cồng kềnh nên khi đăng ký bản quyền tác giả có thể chụp hình ảnh mô phỏng với đầy đủ các góc của tác phẩm đó.

  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học: Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian: Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác, bao gồm:
    • Truyện, thơ, câu đố;
    • Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
    • Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
    • Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.
    • Đối với các tác phẩm dân gian đã lưu truyền nhiều đời và đã quá thời hạn bảo hộ thì tác phẩm sẽ thuộc về công chúng và sẽ không được ghi nhận quyền tác giả đối với tác phẩm đó nữa.
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu: Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Ví dụ: Phần mềm facebook
    • Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệuđó.

Ai có quyền đăng ký bản quyền tác giả ?

Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả do mình tạo ra/sở hữu đối với tác phẩm được tạo ra và công bố tại Việt Nam hoặc lần đầu công bố ở Việt Nam mà chưa thực hiện công bố ở các nước khác hoặc công bố đồng thời trong vòng 30 ngày tại Việt Nam tính từ lúc tác phẩm đó lần đầu tiên công bố ở nước khác

+ Tác giả: Tác giả luôn là cá nhân, có thể nộp hồ sơ đăng ký do mình sáng tạo ra thuộc sở hữu của mình hoặc của chủ thể khác

+ Chủ sở hữu: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu tác phẩm

Đăng ký bản quyền tác giả ở đâu?

Việc đăng ký bản quyền tác giả có thể nộp tại một trong các địa điểm sau:

  • Cục bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội
  • Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, thành phố Hồ chí Minh
  • Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả ?

Việc đăng ký bản quyền tác giả là không bắt buộc và sẽ tự động được bảo hộ kể từ thời điểm tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Tuy nhiên việc đăng ký quyền tác giả lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng như sau:

  • Là cơ sở để chứng minh quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình
  • Là cơ sở để xử lý xâm phạm tác phẩm do mình sở hữu
  • Bảo vệ sự toàn vẹn cho tác phẩm, ngăn chặn các hành vi cắt xén, sao chép tác phẩm
  • Khai thác quyền tài sản đối với tác phẩm như cho thuê, bán,…

Nội dung bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả bảo hộ hai nội dung sau:

Quyền nhân thân:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản

  • Làm tác phẩm phái sinh (tức là tác phẩm làm mới từ tác phẩm gốc);
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất năm 2021

Như đã hướng dẫn phía trên, mặc dù đăng ký bản quyền tác giả không phải thủ tục bắt buộc nhưng để bảo vệ quyền lợi tốt nhất của mình đối với tác phẩm của mình sở hữu thì các cá nhân, tổ chức nên tiến hành đăng ký quyền tác giả, đặc biệt là không phải chứng minh quyền sở hữu khi có tranh chấp xảy ra.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả
  • 02 mẫu tác phẩm cần đăng ký
  • Giấy cam đoan của tác giả/đồng tác giả
  • Giấy ủy quyền/Hợp đồng ủy quyền nếu người nộp đơn là người được ủy quyền
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
  • Bản sao chứng minh nhân dân/CCCD/Hộ chiếu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
  • Bản sao đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu nếu là tổ chức

3 bước tiến hành đăng ký bản quyền tác giả

Chi tiết ba bước thực hiện đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam

2 days 2 days

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Mẫu tác phẩm cần đăng ký.
– Giấy cam đoan của tác giả.
– Quyết định giao nhiệm vụ (nếu có).
– Cam kết đồng sở hữu (nếu có).
– Tờ khai đăng ký bản quyền (02 bản).
– Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân/ hộ chiếu của (các) tác giả.
Lưu ý: trong đó tờ khai phải ghi đầy đủ thông tin tên tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu và nội dung tác phẩm

Nộp hồ sơ đăng ký đăng ký bản quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký sẽ phải nộp online tại trang kê khai trực tuyến của Cục: https://dichvucong.bvhttdl.gov.vn/dvc/: Người nộp hồ sơ tạo tài khoản và nộp hồ sơ online trên website này, sau đó sẽ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền để được xử lý.  Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền thì hồ sơ sẽ được thẩm định trong thời gian 14 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Nhận kết quả và phản hồi ý kiến của Cục

Trong trường hợp hồ sơ được chấp thuận, Cục sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, người nộp hồ sơ đi nộp phí và nhận Giấy chứng nhận tại bộ phận một cửa.
Ngược lại trong trường hợp hồ sơ sai sót, Cục sẽ thông báo tới người nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót và sau khi đã hoàn thành việc sửa chữa thiếu sót, Cục sẽ tiếp tục thẩm định và cấp Giấy chứng nhận (nếu có).

Chi phí đăng ký bản quyền tác giả năm 2021

Chi phí đăng ký quyền tác giả sẽ phụ thuộc vào từng loại hình đăng ký:

  • Đối với tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết); Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm nhiếp ảnh: 100.000 VND
  • Đối với tác phẩm kiến trúc;  Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học: 300.000 VND
  • Đối với tác phẩm tạo hình, Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 400.000 VND
  • Đối với tác phẩm điện ảnh; Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa: 500.000 VND
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: 600.000 VND

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Quyền nhân thân

Bảo hộ vô thời hạn (trừ quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm)

Quyền tài sản

Quyền tài sản và quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm: Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Những tác phẩm còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Trong trường hợp tác phẩm có nhiều đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Lưu ý: Thời hạn bảo hộ theo quy định nêu trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Câu hỏi thường gặp khi đăng ký bản quyền tác giả

Ai là người được bảo hộ quyền tác giả ?

Căn cứ quy định tại Điều 13, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, các đối tượng sau được bảo hộ quyền tác giả: Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.

Đối với Logo nên đăng ký bản quyền hay nhãn hiệu ?

Tùy thuộc vào nhu cầu bảo hộ của chủ sở hữu đối với logo của mình có thể lựa chọn hình thức đăng ký bản quyền hoặc đăng ký nhãn hiệu. Việc đăng ký bản quyền logo sẽ bảo hộ được phần thiết kế logo đó với những ưu điểm sau:
+ Thời gian đăng ký ngắn: Thời gian đăng ký quyền tác giả chỉ trong vòng 14 ngày làm việc còn đối với nhãn hiệu là 9 – 12 tháng
+ Chi phí đăng ký tiết kiệm: Đối với 1 logo phí đăng ký chỉ là 400.000 VND trong khi phí đăng ký nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào số nhóm sản phẩm đăng ký. Đối với 01 nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm (không quá 06 sản phẩm/nhóm) là 1.000.000 VND.

Trên Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ ghi nhận thông tin gì ?

– Thông tin về chủ sở hữu (Tên, địa chỉ, ngày sinh, số CMND/CCCD/Hộ chiếu/DKKD, nơi cấp và ngày cấp)
– Thông tin về tác giả (Tên, địa chỉ, ngày sinh, số CMND/CCCD/Hộ chiếu/DKKD, nơi cấp và ngày cấp)
– Thông tin về tác phẩm (Tên tác phẩm, loại hình)
01 bản sao mẫu tác phẩm

Có được bán giấy chứng nhận đăng ký bản quyền không?

Có.
Chủ sở hữu có toàn quyền chuyển giao/chuyển nhượng tác phẩm

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của ASLaw

ASLaw là tổ chức đại diện được Cục bản quyền tác giả cấp phép hoạt động với gần 10 năm kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất cho khác hàng trong việc đăng ký quyền tác giả với các công việc sau:

  •  Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc khi tiến hành thủ tục;
  • Soạn thảo bộ hồ sơ phục vụ cho việc đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả.
  • Tiến hành đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả;
  • Thay mặt Khách hàng tiến hành mọi thủ tục cần thiết cho đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
  • Theo dõi và xử lý vi phạm quyền tác giả
5/5 - (6 votes)

5/5 - (6 votes)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *