Tác phẩm phái sinh là một trong những tác phẩm phổ biến thuộc diện được bảo hộ bản quyền bởi luật sở hữu trí tuệ. Vậy thế nào được coi là một tác phẩm phái sinh? Và cần lưu ý gì khi thiết lập và bảo hộ bản quyền cho các tác phẩm này?
Có thể bạn quan tâm

Thế nào là một tác phẩm phái sinh?
Theo như điểm 8, điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, Tác phẩm phá sinh là các tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Những đặc điểm khiến cho một tác phẩm được coi là tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh được hình thành trên một tác phẩm đã tồn tại, có dấu ấn của tác phẩm gốc.
Tác phẩm phái sinh bắt buộc phải có một “gốc gác” bám vào để phát triển. Tác phẩm phái sinh phải mang dấu ấn của tác phẩm mà nó dựa vào, công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc qua nội dung của tác phẩm phái sinh.
Nói một cách đơn giản, tác phẩm phái sinh là một tác phẩm dựa trên một tác phẩm đã có sẵn.
Tác giả của một tác phẩm phái sinh cần phải tôn trọng quyền nhân thân của tác giả gốc. Tác giả gốc ở đây là tác giả của tác phẩm gốc mà tác phẩm phái sinh dựa vào.
Công chúng nhận ra tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, những tác phẩm phái sinh vẫn có những điều mới.
Nếu như tác phẩm phái sinh không hề có bất kỳ điều gì khác với tác phẩm gốc, thì đó gọi là sao chép toàn văn, chứ không còn là phái sinh nữa.
Tác phẩm phái sinh có thể thay đổi để có nét đặc trưng, tuy nhiên những yếu tố then chốt vẫn cần được sự tham khảo và đồng ý của tác giả gốc.
Ví dụ khi chuyển thể phim từ một cuốn truyện, nếu nhà sản xuất muốn thay đổi bất kỳ nhân vật nào trong câu chuyện, họ đều cần có sự đồng ý của tác giả gốc. Bởi như đã nói ở trên, quyền nhân thân của tác giả phải được tôn trọng tuyệt đối. Bất kì hành vi chỉnh sửa mà không thông qua ý kiến của tác giả gốc đều có thể phải chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề về sau.
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền
Tác phẩm phái sinh được bảo hộ giống như một tác phẩm thông thường. Quyền tác giả phái sinh, cũng như tác giả gốc, là quyền tự động. Quyền này phát sinh ngay khi tác phẩm được tạo ra mà không cần phải đăng ký vẫn được pháp luật bảo hộ.
Quyền làm tác phẩm phái sinh là một quyền trong quyền tài sản. Tác giả tác phẩm phái sinh cần có sự chấp thuận từ tác giả gốc để có thể triển khai tác phẩm của mình, trừ một vài trường hợp không cần trả thù lao, nhuận bút được quy định trong luật sở hữu trí tuệ.
Xử phạt với hành vi tác phẩm phái sinh vi phạm bản quyền
Trong trường hợp một tác phẩm phái sinh được tạo ra mà không có sự đồng thuận của tác giả gốc, nếu tác phẩm không thuộc các ngoại lệ được quy định trong luật sở hữu trí tuệ, chủ thể vi phạm có thể phải đối mặt với các bieenjj pháp xử phạt hành chính như:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Với chủ thể là tổ chức thì khoản phạt này tăng lên 2 lần)
- Buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số.
Tuy nhiên, trên thực tế có vô cùng nhiều tác phẩm phái sinh vi phạm trên môi trường kỹ thuật số mà không bị pháp luật “sờ gáy”
Thật vậy, một trong những loại tác phẩm phái sinh vi phạm rõ rệt nhất là qua hình thức văn viết dựa trên một tiểu thuyết đã sẵn có. Cư dân mạng thường quen thuộc với cái tên Fanfic (Fan fiction: Tự truyện của những người hâm mộ).
Fanfic là một hình thức mà cộng đồng người hâm mộ “tự thỏa mãn” bản thân với các tiết tấu mà tự họ cho ra. Fanfic đôi khi có thể bám rất rõ vào cốt lõi của tác phẩm gốc, nhưng có những lúc lại vô cùng xa rời, thậm chí là thay đổi các yếu tố căn bản của tác phẩm gốc.
Bên cạnh đó còn có vô cùng nhiều loại hình phái sinh như phim ngắn chế (parody shorts), …
Rất nhiều tác giả phái sinh nói trên đều tự ý sáng tác mà không hề xin ý kiến của tác giả gốc, như vậy chẳng phải vi phạm bản quyền hay sao?
Về mặt lý thuyết, đúng. Tuy nhiên thực tế không phải tác giả gốc nào cũng sẽ lên tiếng về vấn đề này.
Trước tiên ta cần phải hiểu, tác giả gốc chỉ kiện khi và chỉ khi họ cảm thấy quyền lợi của họ bị xâm phạm. Điều đầu tiên nói về quyền lợi của tác giả gốc, đó chính là lợi ích về kinh tế. Lấy ví dụ như fanfic nói trên, hầu hết chúng chỉ tồn động trên không gian mạng, được chia sẻ trong cộng đồng chứ không hề tồn tại hành vi kinh doanh mua bán, do đó tác giả gốc không hề “thiệt” với việc phái sinh này. Bù lại, tác phẩm gốc có thể được quảng bá mà không hay.
Như vậy có nghĩa là tác phẩm phái sinh chỉ cần là miễn phí, thì sẽ không bị xử lý?
Câu trả lời là không. Như đã đề cập ở trên, tác giả gốc sẽ tố cáo hành vi vi phạm chỉ khi họ cảm thấy quyền của họ bị xâm phạm. Nếu một tác phẩm phái sinh “đi quá xa”, ảnh hưởng đến tác phẩm gốc và danh tiếng của tác giả gốc, họ hoàn toàn có thể khởi tố.
Tuy hầu hết sẽ bỏ qua các trường hợp phái sinh mà không sinh lời, vẫn sẽ có những trường hợp tác giả phái sinh bị tố vì gây phương hại đến nội dung tác phẩm gốc hoặc danh tiếng của tác giả.
Do đó, để đảm bảo an toàn nhất cho một tác phẩm phái sinh, hãy đảm bảo tác giả gốc biết và chấp thuận tác phẩm đó. Và như vậy thì quyền tác giả cho tác phẩm phái sinh này có thể được bảo hộ bình thường.