Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Cân bằng giữa yêu cầu quốc tế và lợi ích quốc gia trong bản sửa đổi Luật SHTT lần 3

Trong kỉ nguyên mới này, Việt Nam là một trong những ngôi sao đang lên tỏa sáng rực rỡ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Để đạt được thành tựu này, bên cạnh việc thiết lập quan hệ ngoại giao vững chắc và hài hòa với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP,… Tuy nhiên, mặc dù các hiệp định thương mại này có nhiều lợi ích và đáp ứng được mục tiêu hài hòa cùng phát triển giữa các quốc gia thành viên, nó cũng có nhiều tiêu chuẩn khắt khe yêu cầu các quốc gia thành viên phải tuân thủ. Vậy, làm thế nào để Việt Nam cân bằng giữa yêu cầu quốc tế và lợi ích quốc gia khi tham gia các hiệp định này, đặc biệt là liên quan đến hệ thống pháp luật SHTT?

Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sân chơi chung của thế giới bằng các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP và nhằm mục đích phát huy sức sáng tạo của quốc gia, tạo động lực phát triển xã hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Dự thảo sửa đổi Luật SHTT lần thứ ba – lần sửa đổi lớn nhất kể từ khi ban hành năm 2005.

Với bản sửa đổi mới này, các cá nhân và tổ chức của Việt Nam có thể được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi khi giải quyết các quy trình, thủ tục phát sinh trong tranh chấp quốc tế. Hơn nữa, bản sửa đổi này cũng mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc triển khai và thực thi quyền SHTT trong nước và quốc tế.

Nhu cầu sửa đổi trong bối cảnh kỷ nguyên mới

Việc ký kết các hiệp định mới đi kèm với các quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, yêu cầu mỗi nước thành viên phải tuân thủ chặt chẽ. Tuy nhiên, có những thay đổi giúp ích cho người dân và doanh nghiệp nhưng cũng có những thay đổi mà nhìn qua ai cũng sẽ thấy khó hiểu, gò bó.

Một trong những bổ sung đáng chú ý nhất là sự thay đổi về việc chia sẻ nội dung trên internet. Ngày nay, khi ai đó sử dụng tính năng chia sẻ nội dung trên Internet, họ có thể không biết điều này nhưng có thể họ đang thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật và xâm phạm quyền của chủ sở hữu nội dung.

Điều này là do, theo các quy định mới trong CPTPP hay EVFTA, việc chia sẻ tác phẩm trên mạng là hành động bất hợp pháp, vi phạm quyền truyền tải tác phẩm mà không được phép của tác giả.

Tuy nhiên, mặc dù quy định đó có vẻ khắc nghiệt và nghiêm ngặt về tổng thể, gây thiệt hại cho cả lợi ích của người dùng và chủ sở hữu nội dung bằng cách làm giảm trải nghiệm của người dùng và mức độ phổ biến của nội dung, đó không phải là thay đổi lớn duy nhất đến với Việt Nam trong khoảng thời gian tới.

Mỗi hiệp định mà Việt Nam tham gia trong thời gian gần đây đều có một chương riêng về SHTT với nội dung bao hàm tất cả các đối tượng từ sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền,… Các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này theo tinh thần tự nguyện để công ty của họ có thể phát triển và đáp ứng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo dựng hình ảnh, uy tín trong mắt doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời nâng cao vị thế của đất nước.

Không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế mà việc đồng ý với các quy định trong các hiệp định thương mại tự do cũng mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là cơ hội đăng ký các loại nhãn hiệu mới chưa từng xuất hiện trên thị trường. Trước đây, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam chỉ có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu dưới dạng hình ảnh (nhìn thấy bằng mắt). Hiện tại, các thỏa thuận mới đã bổ sung thêm các loại nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi.

Nhãn hiệu mùi thậm chí còn rắc rối hơn nhãn hiệu âm thanh. Theo các quy định của CTTPP, nhãn hiệu mùi sẽ được các bên tham gia kí vào hiệp định nỗ lực đăng ký và hiện thực hóa việc đăng ký nhãn hiệu mùi trong khu vực pháp lý của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có quy định, trình tự, thủ tục cũng như cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là nhãn hiệu mùi. Như vậy, để đảm bảo tính pháp lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, các cơ quan nhà nước Việt Nam cần xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về SHTT.

Đánh giá về tác động của việc sửa đổi Luật SHTT lần này, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc nêu rõ: “Lần này chúng ta thay đổi lớn, làm bài bản hơn. Mục tiêu thứ nhất là tạo điều kiện để chúng ta tham gia sân chơi chung trên thế giới với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP, thứ hai là phát triển sức sáng tạo của đất nước, tạo động lực phát triển xã hội.”

Nhiều ý kiến ​​lo ngại rằng việc thực hiện các cam kết về SHTT trong các hiệp định sẽ tạo ra rào cản cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng Việt Nam. Mặc dù mức độ nghiêm trọng vẫn chưa được biết rõ, nhưng ta có thể gần như khẳng định rằng hiện tượng này chắc chắn sẽ xảy ra vì trước đây, người Việt Nam đã quen với những quy định lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt có thể yên tâm rằng việc cân bằng giữa các tiêu chuẩn quốc tế và lợi ích của chủ thể quyền SHTT là điều đầu tiên mà ban soạn thảo tính đến.

Theo đó, dự thảo Luật SHTT lần này sẽ tập trung vào 3 đối tượng chính của quyền SHTT, đó là:

  • Sở hữu công nghiệp (kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,…);
  • Quyền tác giả và quyền liên quan;
  • Quyền đối với giống cây trồng.

Tuy nhiên, điểm khác biệt chính trong bản sửa đổi này liên quan đến việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam là Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hơn trong việc tuân thủ các cam kết quốc tế. Cụ thể, bản sửa đổi này đặc biệt nỗ lực hướng tới việc tìm kiếm sự cân bằng chính xác hơn trước đây giữa quyền sở hữu trí tuệ và quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận thông tin và đảm bảo sự phù hợp với đất nước. Điều này đã được thể hiện thông qua các chính sách mà ban soạn thảo đã đề cập trong dự thảo sửa đổi Luật SHTT trình Quốc hội và được thông qua vào năm ngoái, cụ thể là chính sách “đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng”.

Chính phủ Việt Nam đã nêu rõ quan điểm đối với vấn đề này. Qua đó, Việt Nam vẫn sẽ tuân thủ các cam kết quốc tế của mình, nhưng việc này phải được thực hiện dần dần và ổn định trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này là bởi vì nếu thay đổi quá đột ngột sẽ không thuận lợi cho sự phát triển của đất nước và làm nhụt chí các cá nhân, tổ chức thực hiện các nghĩa vụ về quyền SHTT của mình.

Cân bằng giữa yêu cầu quốc tế và lợi ích quốc gia trong bản sửa đổi Luật SHTT lần 3

Làm thế nào để cân bằng lợi ích của các chủ thể quyền và xã hội cả trong nước và quốc tế là một bài toán khó cho chính phủ và bộ phận pháp lý. Không chỉ chính phủ, các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng có nghĩa vụ và quyền hỗ trợ, đóng góp ý kiến ​​vì sự phát triển của đất nước nhằm tìm kiếm điểm cân bằng giữa yêu cầu quốc tế và lợi ích quốc gia trong bản sửa đổi Luật SHTT lần 3 này.

Trên cơ sở này, dự thảo đã được sửa đổi nhiều lần theo hướng bổ sung các quy định mới phù hợp với các thỏa thuận quốc tế, đồng thời làm rõ những tồn tại, vướng mắc nhằm tạo thuận lợi cho quá trình xác lập, duy trì và khai thác quyền SHTT.

(Tham khảo từ Báo Khoa học và Phát triển)

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *