Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ sản phẩm trí tuệ, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể QSHCN như tác giả, chủ văn bằng bảo hộ và người sử dụng hợp pháp đối tượng QSHCN. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, vi phạm hoặc tranh chấp về sở hữu công nghiệp mà cá nhân, tổ chức có thể áp dụng một hay một số các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức cần lưu ý khi bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự (tiến hành các vụ kiện theo thủ tục dân sự).

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự:

Các đối tượng sở hữu công nghiệp được coi là một loại tài sản và quyền sở hữu công nghiệp có bản chất là một loại quyền sở hữu tài sản. Bởi vậy, quyền sở hữu công nghiệp trước hết và chủ yếu là một loại quyền dân sự. Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cũng theo các nguyên tắc bảo vệ các quyền dân sự khác. Theo nguyên tắc này, người chiếm giữ quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền phải tự chấm dứt vi phạm, yêu cấu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình khi người xâm phạm nhận được yêu cầu xong không chấm dứt hành vi vi phạm.

Áp dụng biện pháp dân sự – chứng minh có xâm phạm:

Để nhận được sự bảo vệ như vậy, người nắm giữ quyền phải chỉ ra người xâm phạm, phải chứng minh hành vi xâm phạm và có quyền đưa ra các yêu cầu về hình thức xử lý, nhưng trước hết bản thân người nắm giữ quyền phải chủ động tự mình tiến hành việc theo dõi, giám sát thị trường để phát hiện người và nơi đã thực hiện hành vi xâm phạm để cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Cơ quan có thẩm quyền chỉ chấp nhận xử lý theo yêu cầu của người nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp khi hành vi xâm phạm quyền được người đó chứng minh thông qua việc cung cấp chứng cứ. 

Thông thường, các vụ kiện dân sự đều được giải quyết tại Toà án. Trong các loại tranh chấp dân sự về sở hữu công nghiệp được giải quyết tại Toà án có các tranh chấp về việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, tức là về việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Chủ thể có quyền khởi kiện:

Chủ thể có quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật đều có quyền khởi kiện với lý do quyền của mình không được tôn trọng hoặc bị xâm phạm. Theo nguyên tắc đó, người có quyền khởi kiện về việc xâm phạm quyền của mình là người được cấp Văn bằng bảo hộ hoặc có căn cứ để chứng minh là người nắm giữ quyền.

Hầu hết quyền sở hữu công nghiệp đều có phạm vi (khối lượng) xác định và có thời hạn. Do vậy, quyền khởi kiện cũng chỉ giới hạn tương ứng với phạm vi và thời hạn đó. Theo quy định về tố tụng dân sự, quyền khởi kiện có đặc tính thời hiệu, nếu quá thời hiệu đó, quyền khởi kiện bị coi như mất.

Lưu ý:

Khi khởi kiện, người khởi kiện (nguyên đơn) phải chứng minh quyền khởi kiện của mình bằng cách xuất trình các chứng cứ cần thiết như: Văn bằng bảo hộ, các tài liệu chứng minh sự phát sinh quyền…

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *