Nhãn hiệu tại Việt Nam là một trong những chủ đề rất phức tạp, cao thâm khiến cho hầu hết cá nhân, tổ chức dự định đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam phải lùi bước. Điều này là bởi vì nếu một bên không có chuyên môn muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ phải tốn rất nhiều công sức, phải liên tục phản hồi các yêu cầu của Cục SHTT đúng thời hạn và sửa đổi đơn đúng theo các yêu cầu đó,…
Có thể bạn quan tâm
Chính vì vậy mà trước khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, tốt nhất là người nộp đơn nên tham khảo tư vấn của một công ty luật uy tín về SHTT và tự tìm hiểu về các lưu ý cần chú ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Vậy, khi muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, những điều mà người nộp đơn cần phải lưu ý là gì?
Nhãn hiệu tại Việt Nam
Nhãn hiệu tại Việt Nam là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá của các bên với nhau. Cụ thể hơn, dấu hiệu ở đây bao gồm dấu hiệu hình, dấu hiệu chữ, dấu hiệu chữ số, hoặc dấu hiệu kết hợp của các yếu tố hình, chữ, số.
Tại Việt Nam, có một sự nhầm lẫn thông thường mà hầu hết cá nhân, tổ chức dự định đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và bao gồm cả người tiêu dùng thường mắc phải đó là sự khác biệt giữa ‘nhãn hiệu’ và ‘thương hiệu’.
Hiện nay, từ ‘thương hiệu’ là từ được dùng nhiều hơn cả trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành không có thuật ngữ ‘thương hiệu’ nào cả. Thay vào đó, thương hiệu chỉ là một từ chung để nói về một sản phẩm/dịch vụ hoặc một doanh nghiệp nào đó và được tạo ra bởi nhiều yếu tố như lịch sử, chất lượng, phạm vi,… và đương nhiên là bao gồm cả nhãn hiệu.
Như vậy, việc đăng ký thương hiệu, đăng ký độc quyền thương hiệu, bảo hộ thương hiệu,… hay các thuật ngữ khác đều dùng để chỉ hành động “đăng ký nhãn hiệu”.
Phân loại nhãn hiệu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, nhãn hiệu có thể được chia thành nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình (logo) hoặc nhãn hiệu kết hợp. Đây là một trong những cách để phân loại nhãn hiệu.
Tuy nhiên, hiện nay để đơn giản về mặt quản lý và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì nhãn hiệu được chia làm 5 loại chính, bao gồm:
- Nhãn hiệu tập thể: Được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của các thành viên của tổ chức sở hữu nhãn hiệu với những cá nhân, doanh nghiệp khác không phải thành viên của tổ chức.
- Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu dùng để chứng nhận rằng sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu đảm bảo các đặc tính, nguyên liệu, xuất xứ, vật liệu, chất lượng, độ chính xác….đã được đăng ký xác lập từ trước do một tổ chức có chức năng chứng nhận sở hữu và quyết định việc cho phép sử dụng.
- Nhãn hiệu liên kết: Là các nhãn hiệu đáp ứng đủ các tiêu chí: Cùng một chủ sở hữu đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho các sản phẩm/dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau có liên quan tới nhau
- Nhãn hiệu nổi tiếng: Một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi đáp ứng Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam theo đó nhãn hiệu cần có số lượng tiêu dùng lớn, phạm vi lãnh thổ, doanh số bán hàng, thời gian sử dụng, uy tín của nhãn hiệu, số lượng quốc gia đã bảo hộ….
- Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu địa lý: Đây là một dạng nhãn hiệu đặc biệt, trong đó nhãn hiệu bao gồm một yếu tố địa lý (tên Huyện, Tỉnh, Khu vực). Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu địa lý có thể là nhãn hiệu thông thường (không bảo hộ phần tên địa danh) hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý.
Những loại nhãn hiệu còn lại là nhãn hiệu thông thường.
Quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Những cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức tập thể (UBND, Hợp tác Xã, Hiệp Hội…): Đăng ký nhãn hiệu tập thể do tổ chức đó quản lý.
- Cơ quan, tổ chức có chức năng chứng nhận, kiểm soát: Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và có trách nhiệm xét duyệt, cho phép sử dụng dấu hiệu chứng nhận đó.
- Cá nhân, tổ chức: Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ mà mình sản xuất, cung cấp.
- Doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân: Đăng ký độc quyền nhãn hiệu mặc dù không trực tiếp sản xuất nhưng có hợp đồng thuê gia công, hợp đồng phân phối (được sự cho phép của bên sản xuất và bên sản xuất không trực tiếp kinh doanh sản phẩm trên thị trường).
- Đại lý, văn phòng đại diện, công ty con: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm/dịch vụ của công ty mẹ, nhà sản xuất (Nếu các chủ thể này đồng ý)
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2022
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Bước đầu tiên trong quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2022 chính là nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Người nộp đơn có thể tự mình nộp hoặc nộp qua đại diện Sở hữu công nghiệp.
Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ được gửi đến Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam)
+ Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam: Số 384 tới 386, Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
+ Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Số 135 đường Minh Mạng, thuộc phường Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
+ Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP Hồ Chí Minh: Địa chỉ số 17 tới 19 đường Tôn Thất Tùng thuộc phường Phạm Ngũ Lão tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Lưu ý:
Các tổ chức không có trụ sở, không sản xuất tại Việt Nam và/hoặc cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thì buộc phải nộp đơn qua đại diện sở hữu công nghiệp.
Các cá nhân, tổ chức cư trú tại Việt Nam hoặc có trụ sở, sản xuất tại Việt Nam thì có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam qua đường bưu điện tới Cục sở hữu trí tuệ.
Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ được tiến hành thẩm định hình thức trong vòng 01 tháng.
Nếu đơn đăng ký không hợp lệ, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn hợp lệ và yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung lại.
Nếu đơn đăng ký hợp lệ, Cục SHTT ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Công bố đơn
Nếu đơn đăng ký hợp lệ về mặt hình thức thì Cục SHTT sẽ tiến hành công bố đơn trên công báo Sở hữu công nghiệp.
Việc công bố đơn sẽ diễn ra trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Việc thẩm định nội dung để đánh giá các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ xem có đủ khả năng bảo hộ hay không và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời hạn thẩm định nội dung sẽ không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Nếu đơn hợp lệ và người nộp đơn nộp đầy đủ lệ phí đúng hạn, Cục SHTT sẽ tiến hành thông báo đơn hợp lệ và sẽ quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và yêu cầu nộp phí.
Nếu đơn không hợp lệ, Cục SHTT sẽ thông báo từ chối đơn đồng thời nêu rõ các lý do dẫn đến đơn bị từ chối để sửa đổi, bổ sung.
Lưu ý về trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Thông thường, việc từ chối cấp văn bằng bảo hộ sẽ xoay xung quanh các trường hợp sau đây:
Đối tượng nêu trong đơn đăng ký không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ
Đối tượng nêu trong đơn đăng ký không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ thường có nguyên nhân xuất phát từ trước thủ tục đăng ký nhãn hiệu, ở giai đoạn tra cứu.
Cụ thể, việc tra cứu không đầy đủ, không chuyên sâu sẽ dẫn đến sai sót trong việc đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu, từ đó dẫn đến việc tốn thời gian, tiền bạc thực hiện thủ tục đăng ký.
Người nộp đơn không phản hồi, phản hồi muộn
Nếu người nộp đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua đại diện SHCN thì việc phản hồi muộn hoặc không phản hồi là gần như không bao giờ xảy ra. Dù có xảy ra thì đó cũng là lỗi của bên đại diện SHCN và người nộp đơn hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường cho tổn thất của họ.

Tuy nhiên, nếu người nộp đơn tự mình nộp thì việc không phản hồi, phản hồi muộn yêu cầu của Cục SHTT lại diễn ra thường xuyên.
Bởi lẽ ai cũng có công việc và chuyên môn riêng. Việc xử lý công việc của riêng bản thân mình đã tiêu hết thời gian người nộp đơn, dẫn đến việc đôi khi họ quên nhận thông báo, phản hồi thông báo, theo dõi tiến trình đăng ký nhãn hiệu và đưa ra các sửa đổi, bổ sung cần thiết. Thậm chí, dù họ có phản hồi đúng kì hạn thì việc sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Cục đôi khi sẽ là quá phức tạp cho những cá nhân, tổ chức không có chuyên môn về SHTT.
Chính vì vậy mà người nộp đơn tự mình nộp thường có tỷ lệ thành công bảo hộ nhãn hiệu không cao.
Có bên thứ ba phản đối đơn đăng ký
Như đã nhắc đến ở trên, đôi khi, người nộp đơn sẽ không có đủ kinh nghiệm để ứng phó với mọi tình huống phát sinh.
Một trong những trường hợp phổ biến nhất dẫn đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thất bại là do sự phản đối của các bên thứ ba.
Ý kiến phản đối của bên thứ ba là một trong những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyết định của Cục sở hữu trí tuệ khi xem xét đưa ra quyết định cấp hay từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng yêu cầu sở hữu trí tuệ.
Chính vì vậy mà thông thường, cá nhân, tổ chức không có chuyên môn sẽ không thể đưa ra các lập luận, bằng chứng thuyết phục để chống lại lập luận của bên phản đối.
Người nộp đơn không nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định
Việc không nộp đầy đủ lệ phí theo quy định là vấn đề diễn ra đặc biệt thường xuyên khi đăng ký nhãn hiệu không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới.
Nguyên nhân của việc này thường là do:
- Chủ sở hữu đổi ý, không có nhu cầu đăng ký bảo hộ nữa;
- Có người không biết là phải nộp phí đăng ký thì mới được cấp văn bằng;
- Có người vì bận rộn công việc mà quên đi nộp lệ phí;