Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

6 biện pháp ngăn chặn xâm phạm nhãn hiệu

Để bảo vệ nhãn hiệu và giải quyết nhanh chóng những tranh chấp, các doanh nghiệp nên biết những cơ chế, cách thức ngăn chặn xâm phạm nhãn hiệu dưới đây:

Có thể bạn quan tâm

Ngan Chan Xam Pham Nhan Hieu

1. Đăng ký bảo hộ sớm để ngăn chặn xâm phạm nhãn hiệu

Giữa nhãn hiệu nổi tiếng với các nhãn hiệu khác trên thị trường đã có sự khác biệt đáng kể. Vì vậy, việc tiên quyết đối với các doanh nghiệp là đăng ký độc quyền nhãn hiệu của mình sớm nhất có thể ở cả trong lẫn ngoài nước, nhằm mục đích tránh khỏi việc đánh mất cơ hội vì bị người khác đăng ký trước.

Hơn nữa, sẽ rất tốn kém và cực kì mất thời gian để đòi lại được quyền lợi vốn có trong các vụ tranh chấp, dẫn đến mất cơ hội kinh doanh.

Các doanh nghiệp nên có biện pháp bảo vệ nhãn hiệu như đăng ký Quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam. Hành động này sẽ cho chủ sở hữu quyền cơ sở pháp lý khi bị các doanh nghiệp khác xâm phạm nhãn hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam nên xác định trước các thị trường xuất khẩu với nhiều tiềm năng, từ đó có chiến lược phát triển, đăng ký sở hữu công nghiệp.

Để thực hiện hoạt động đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân đại diện Cục Sở hữu công nghiệp để được tư vấn chi tiết về thủ tục và hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ.

2. Sở hữu bằng chứng sử dụng nhãn hiệu

Doanh nghiệp nên có đầy đủ bằng chứng sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng trong hoạt động thương mại. Những bằng chứng của việc “sử dụng rộng rãi” có thể được cơ quan Sở hữu công nghiệp chấp nhận như:

  • Bằng chứng sử dụng liên tục từ trước (như mẫu bao bì có ghi ngày sản xuất từ trước, giấy chứng nhận/đăng ký chất lượng/vệ sinh an toàn thực phẩm…);
  • Kết quả doanh số;
  • Mạng lưới đại lý;
  • Các mẫu quảng cáo trên báo chí và tivi;
  • Các tư liệu hình ảnh, video tham gia các hội chợ;
  • Kết quả điều tra, khảo sát người tiêu dùng; vv…

Việt Nam đã có những quy định riêng về việc “công nhận nhãn hiệu nổi tiếng” (là những nhãn hiệu đã được sử dụng liên tục với các sản phẩm – dịch vụ uy tín, giúp cho nhãn hiệu này trở nên phổ biến). Nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng sẽ dễ dàng được bảo hộ, việc cấp bằng bảo hộ cho nhãn hiệu khác chắc chắn sẽ khắt khe hơn, với phạm vi bảo hộ trong mọi loại sản phẩm – dịch vụ…

3. Đem các điều khoản liên quan đến nhãn hiệu vào các hợp đồng

Với thực trạng tồn tại nhiều tổ chức cũng như đối tác liên doanh liên kết tìm cách sở hữu nhãn hiệu trước, ở cả trong và ngoài nước.

Việc đem vào hợp đồng các điều khoản liên quan đến phạm vi sử dụng, phạm vi nhượng quyền, cấm đăng ký tại nước thứ ba, bắt buộc thông báo trước và phải được chủ nhãn hiệu chấp nhận trước khi sử dụng nhãn hiệu trong bất cứ trường hợp nào… là rất cần thiết để ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu và là bằng chứng khi tranh chấp nổ ra.

Khi thay đổi người góp vốn, khi thực hiện cổ phần hóa, khi chia tách – sáp nhập – giải thể doanh nghiệp,… bắt buộc phải có các hợp đồng liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng và sở hữu nhãn hiệu để ngăn chặn những rắc rối có thể sẽ xảy đến. Trong quan hệ công ty mẹ – công ty con, quan hệ giữa các công ty cùng một tập đoàn, cùng tổng công ty, cần xác định rõ ràng quyền và cách thức chuyển giao quyền với nhãn hiệu.

4. Đồng bộ các thành tố nhãn hiệu để ngăn chặn xâm phạm nhãn hiệu

Cần đồng bộ vị trí sử dụng cũng như màu sắc, cách viết, phông chữ, tỷ lệ, cách kết hợp… hay các thành tố nhãn hiệu. Các doanh nghiệp cần phải có những quy chế hay quy tắc sử dụng nhãn hiệu để mọi cá nhân tổ chức có thể dễ dàng hiểu và sử dụng thống nhất nhãn hiệu. Từ đó, có thể dễ dàng điều chỉnh các yếu tố của nhãn hiệu sao cho phù hợp với điều kiện thị trường và ngăn chặn xâm phạm nhãn hiệu.

5. Theo dõi nhãn hiệu và xử lý hành vi lạm dụng nhãn hiệu

Hàng tháng, cục Sở hữu Công nghiệp xuất bản văn bản “Công báo sở hữu công nghiệp” (có cả bản điện tử) trong đó là danh sách tất cả các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, sáng chế được đăng ký bảo hộ.

Mục đích của việc công bố danh sách trên là tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể kịp thời phản đối, khiếu nại việc cấp văn bằng bảo hộ. Doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội để phân tích, chỉ ra những nhãn hiệu nào có thể gây nhầm lẫn, hay tương tự với nhãn hiệu của họ để kịp thời ngăn chặn xâm phạm nhãn hiệu.

Các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh tại thị trường như Hoa Kỳ nên hiểu rằng hệ thống luật pháp tại đây rất phức tạp, công dân Mỹ khi kinh doanh rất hiểu biết cũng như tôn trọng luật pháp. Doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức nên thường chịu nhiều thiệt thòi.

Do đó, doanh nghiệp Việt Nam nên có luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ để tránh khỏi những rủi ro và tranh chấp không đáng có. Do đó, muốn sử dụng luật sư có hiệu quả, doanh nghiệp ít nhiều phải am hiểu luật lệ Mỹ, để luật sư có thể đảm bảo thời gian làm việc đủ và hiệu quả công việc cao.

6. Thành lập các hiệp hội, liên minh doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nên tổ chức thành các hiệp hội để có thể gia tăng sức mạnh và ưu thế của mình. Khi xảy ra các tranh chấp thương mại cần vẫn động các ban ngành liên quan như Bộ Thương mại, Cục sở hữu công nghiệp, Bộ Khoa học công nghệ,… tham gia để giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi một cách hiệu quả nhất.

Đối với các cơ quan nhà nước có chức năng liên quan như Cục sở hữu trí tuệ, một mặt nên tạo điện kiện thuận lợi hơn để doanh nghiệp có thể tiếp cận và tìm hiểu dễ dàng hơn luật pháp quốc tế.

Mặc khác, chủ động tham gia các hiệp ước và thỏa ước quốc tế, ví dụ như thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế về kiểu dáng công nghiệp. Điều này tạo điều kiện giúp quy trình đăng ký nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam được dễ dàng và hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập quốc tế.

Trong khi các doanh nghiệp tự tìm cách bảo vệ mình thì nhà nước cũng cần tạo ra các hành lang pháp lý phù hợp để giúp các doanh nghiệp có được cơ chế bảo hộ tốt hơn, từ đó ngăn chặn xâm phạm nhãn hiệu.

Hiện vẫn tồn tại nhiều khó khăn và sự không đồng nhất của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và trên thế giới. Đó là các thủ tục cụ thể công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, việc thống nhất các tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng và việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần hiểu được lợi ích và phương pháp xây dựng nhãn hiệu của mình trở nên nổi tiếng cũng như bảo hộ chúng. Mặt khác ngăn chặn xâm phạm nhãn hiệu được coi là nổi tiếng trong quá trình kinh doanh ở thị trường nội địa cũng như trên thị trường quốc tế.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *