Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Cần làm gì khi nhãn hiệu bị vi phạm ?

Khi nhãn hiệu bị vi phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu nên làm gì? Gửi thư cảnh báo tới bên vi phạm, hay báo cơ quan chức năng? Cơ quan nào sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc vi phạm nhãn hiệu hàng hoá?

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký nhãn hiệu là cách bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp trước các hành vi xâm phạm hiệu quả nhất.Tuy nhiên, ngay cả khi nhãn hiệu của doanh nghiệp đã được đăng ký bảo hộ thì nhãn hiệu đó vẫn bị các đối thủ kinh doanh cố ý sử dụng cho hàng hóa của họ mà không có sự cho phép của doanh nghiệp chủ nhãn hiệu. Như vậy, cần làm gì khi nhãn hiệu của bạn bị xâm phạm?

Trước hết, để xử lý vi phạm, cần xác định tư cách pháp lý và chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ cần thiết. Cụ thể:

Xác định đối tượng có quyền yêu cầu xử lý vi phạm

Về tư cách pháp lý, những đối tượng sau đây có quyền yêu cầu xử lý đối với hành vi vi phạm:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu bị thiệt hành do hành vi vi phạm;
  • Người có quyền sửu dụng nhãn hiệu bị thiệt hại do hành vi vi phạm (nếu không bị chủ sở hữu hạn chế quyền này);

Các chủ thể trên cũng có thể ủy quyền cho đơn vị đại diện SHTT để thực hiện quyền xử lý vi phạm.

Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ khi nhãn hiệu bị vi phạm

Về tài liệu, chứng cứ , cần chuẩn bị những tài liệu sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp bởi Cục sở hữu trí tuệ  (3 bản sao);
  • Mẫu sản phẩm (sản phẩm bị vi phạm và sản phẩm bị vi phạm – 03 bộ mỗi loại);
  • Thông tin về bên vi phạm (tên công ty, địa chỉ và tài liệu khác);
  • Thông tin về các hành vi xâm phạm: hành vi quảng cáo, sản xuất kinh doanh,..
  • Xác định thiệt hại của bên bị xâm phạm;
  • Xác minh việc đăng ký nhãn hiệu quốc gia và quốc tế của bên bị vi phạm, khi phát hiện bên vi phạm đang trong quá trình đăng ký, bên bị vi phạm cần tiến hành thủ tục khiếu nại, phản đối hoặc yêu cầu từ chối cấp.

Giám định sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu bị vi phạm

Sau khi đã thu thập đủ thông tin, tài liệu chứng cứ và xác định tư cách pháp lý, bên bị xâm phạm nhãn hiệu có thể tiến hành giám định SHTT (giám định nhãn hiệu). Tuy nhiên, doanh nghiệp bị xâm phạm nhãn hiệu không bắt buộc thực hiện thủ tục này. Thủ tục Giám định này nhằm xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu cũng như xem xét hành vì được yêu cầu giám định có đáp ứng các điều kiện để bị xem là hành vi xâm phạm hay không. Bên bị xâm phạm có thể cân nhắc thủ tục trên trong trường hợp cần thiết.(Kết luận giám định là chứng cứ để CQ có thẩm quyền giải quyết vụ việc).

Nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm cho nhãn hiệu bị vi phạm

Tiếp theo, được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết xử lý hành vi vi phạm, bên bị xâm phạm cần nộp Đơn yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu (có nêu rõ ngày tháng năm làm đơn, cơ quan nhận đơn và thông tin về bên vi phạm…) cùng các tài liệu, chứng cứ đã chuẩn bị. Các Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vi phạm nhãn hiệu là Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Thông tin và Truyền thông, , UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an.

Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu xử lý vi phạm cùng với bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì Cơ quan có thẩm quyền (như trên) sẽ kiểm tra tính hợp lệ của đơn trong vòng 10 ngày, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, các cơ quan này sẽ yêu cầu bổ sung thêm các tìa liệu còn thiếu (trong vòng 30 ngày).

Tiếp theo, Các CQ có thẩm quyền sẽ tiến hành thông báo cho bên yêu cầu xử lý xâm phạm về thời gian, thủ tục và biện pháp xử lý và yêu cầu hợp tác trong quá trình thanh kiểm tra, xác minh, xử lý vi phạm (trong vòng 30 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).

Ngoài ra, bên bị vi phạm cũng có thể cân nhắc thêm các biện pháp xử lý vi phạm như cảnh báo vi phạm thông qua việc gửi thư cảnh báo vi phạm kèm theo các yêu cầu của mình (như yêu cầu dừng hành vi vi phạm) đến bên vi phạm; biện pháp dân sự (khởi kiện ra tòa án dân sự hành vi xâm phạm nhãn hiệu), khi đó, tòa án có thể sẽ đưa ra phán quyết yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, thực hiện nghĩa vụ bồi thường tổn thất của bên vi phạm, công khai xin lỗi,…

5/5 - (1 vote)

5/5 - (1 vote)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *