Ai cần phải đăng ký nhãn hiệu? ASLaw xin được tư vấn cho các bạn như sau về vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhãn hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc. Nhưng những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu là rất lớn, bạn có thể tham khảo bài viết “Lợi ích của việc bảo hộ nhãn hiệu” để có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này. Đây thực sự là một bài viết mà mọi người nên tham khảo, đặc biệt là những ai còn đang mơ hồ về những lợi ích “sát sườn” của việc đăng ký nhãn hiệu.
Ai cần phải đăng ký nhãn hiệu?
Việc theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ai đăng ký trước thì có quyền sở hữu, việc đăng ký nhãn hiệu là cơ sở để xác lập quyền sở hữu, trừ nhãn hiệu nổi tiếng – tự động bảo hộ. Mặc dù nhãn hiệu nổi tiếng được tự động bảo hộ, tuy nhiên việc đăng ký tại cơ quan nhà nước cũng tạo ra nhiều thuận lợi trong quá trình sử dụng nhãn hiệu đó.
Trên phương diện một người chủ sở hữu công ty, một nhà quản lý, một CEO thì một trong những hoạt động mà mỗi CEO đều chú ý là xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua việc marketing, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình. Ở đây, phần lớn họ chưa có ý thức phải bảo vệ thương hiệu thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Có thể kể đến nhiều nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, đi vào “lòng người” như Cà phê Trung Nguyên, Kẹo dừa Bến Tre,… đã bị bên khác “cướp” và để đòi lại những nhãn hiệu đó, các công ty đã phải mất rất nhiều tiền.
Như vây, đứng trên phương diện kinh doanh thì việc đăng ký nhãn hiệu thực sự là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện trong bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta diễn ra ngày càng mạnh. Vậy mỗi giám đốc, chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất… là người phải đăng ký nhãn hiệu, để bảo vệ và phát triển vững chắc thương hiệu trong tương lai.