Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là bảo vệ quyền tài sản của chủ sở hữu. Quyền sở hữu công nghiệp có thể được hiểu dưới hai phương diện: Phương diện khách quan và phương diện chủ quan.

Có thể bạn quan tâm

Chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được độc quyền khai thác, sử dụng các đối tượng đó trong suốt thời gian bảo hộ.

Đây là sự ghi nhận về mặt pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ sở hữu.

Tuy nhiên, quyền độc quyền khai thác, sử dụng nhãn hiệu mà pháp luật ghi nhận cho chủ sở hữu rất dễ bị xâm phạm bởi người thứ ba. Bởi lẽ, những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) mang lại lợi ích kinh tế rất cao cho người có hành vi sử dụng, khai thác chúng bất kể có hợp pháp hay không. Hơn nữa, những đối tượng của quyền SHCN là những tài sản trí tuệ có tính phi vật chất nên việc kiểm soát thực tế của chủ sở hữu đối với chúng là rất thấp. Nếu không có những biện pháp nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu thì rất các chủ thể khác có thể dễ dàng sử dụng một cách trái phép mà không phải bỏ ra bất cứ chi phí nào. Điều này sẽ gây ra tổn thất rất lớn cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Do vậy, nều pháp luật chỉ ghi nhận các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với nhãn hiệu thì chưa đủ mà còn cần phải quy định một cơ chế hữu hiệu gồm những phương thức và biện pháp nhất định để có thể ngăn chặn và chống lại mọi hành vi xâm phạm từ phía các chủ thể khác đối với quyền năng đặc biệt quan trọng này của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Về mặt lý luận, việc bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu là bảo vệ quyền tài sản của chủ sở hữu và có thể được hiểu dưới hai phương diện sau:

– Phương diện khách quan: Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu là việc Nhà nước bằng các quy định pháp luật xác định những hành vi bị coi là xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu và quy định các cách thực, biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm đó để bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu.

– Phương diện chủ quan: Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu là việc Nhà nước và chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng các phương thức và biện pháp bảo vệ do pháp luật quy định để kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm đồng thời khôi phục là quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu khi quyền SHCN bị xâm phạm.

Việc bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu được tiến hành bởi nhiều chủ thể: cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với biện pháp dân sự, hình sự, hành chính, chủ sở hữu nhãn hiệu với quyền tự bảo vệ được pháp luật quy định.

Việc bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu chỉ được tiến hành khi quyền SHCN đó bị chủ thể thứ ba xâm phạm.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *