Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu trong thời kỳ hội nhập

Với nền kinh tế mở cửa, sự giao lưu giữa các quốc gia ngày càng mở rộng các tổ chức cá nhân đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước ngoài và đầu tư vào Việt Nam. Khi đó, vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề được đặt lên quan tâm hàng đầu, đặc biệt vấn đề nhãn hiệu (thương hiệu) – một trong những vấn đề mấu chốt định giá sản phẩm dịch vụ. Do đó, bài viết dưới đây đề cập đến vấn đề tầm quan trọng, hành vi xâm phạm quyền và thực thi quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu trong thời kỳ hội nhập?

Tài sản sở hữu trí tuệ là một nguồn của cải vô tận và vô cùng quý giá, tài sản trí tuệ ảnh hưởng đến nền kinh tế phát triển của cả đất nước. Tuy nhiên, tài sản này rất dễ bị “đánh cắp” thuộc sở hữu của người khác đặc biệt là về nhãn hiệu tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu dựa trên nguyên tắc “Nộp đơn đầu tiên” có nghĩa là trong trường hợp thông thường, ai nộp đơn trước người đó sẽ được trước. Điều này xảy ra vô cùng nhiều hệ quả nghiêm trọng như nhà đầu tư vào Việt Nam không đăng ký được nhãn hiệu do đã bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác đã nộp đơn trước đó. Hoặc một doanh nghiệp kinh doanh hàng chục năm liền bị xử lý xâm phạm bởi chính nhãn hiệu của mình.

Nhãn hiệu (hay đôi khi có thể gọi là thương hiệu) là cái tiếp cận khách hàng đầu tiên khi lựa chọn một sản phẩm hay dịch vụ tiêu dùng. Và khi hội nhập mở rộng nhìn ra quốc tế có thể thấy rằng, tài sản vô hình dường như đang dần lấn chiếm cả những tài sản hữu hình ví dụ như các thương hiệu nổi tiếng, định giá thương hiệu từ nghìn triệu đến vài trăm tỷ đô la. Ví dụ Google (167.7 tỷ), Apple (205.5 tỷ) hay tại Việt Nam Vinamilk (2239 triệu USD), Viettel (2163 triệu USD) – (Theo Forbes).

Việc bảo hộ nhãn hiệu đem lại những giá trị lớn cho doanh nghiệp và còn là nhân tố ảnh hưởng sự tăng trưởng của nền kinh tế. Định giá cho việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cũng thu về một nguồn lợi khổng lồ dành cho doanh nghiệp.

Việc bảo hộ nhãn hiệu còn khẳng định uy tín, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập, thúc đẩy các kênh thương mại lưu thông mạnh mẽ.

Như vậy, tổ chức cá nhân cần xác định chiến lược đầu tư và ưu tiên cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia đang kinh doanh hoạt động và cả các quốc gia dự định đầu tư.

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ trong thời kỳ hội nhập.

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm các hình vi có chứa dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

Chính vì tầm quan trọng nêu trên hành vi vi phạm liên quan đến nhãn hiệu đã và đang diễn ra khá phổ biến, ngày càng phức tạp, gây hậu quả cho chủ sở hữu và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Các hành vi thường gặp trên thực tế bao gồm:

  • Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (nhãn hiệu đã đăng ký và nhãn hiệu nổi tiếng);
  • Bán, chào hàng, quảng cáo, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày để bán hàng sản phẩm/dịch vụ có chứa nhãn hiệu đã được bảo hộ;
  • Làm tem nhãn, in, dán, dập khuôn tem mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;
  • Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền;
  • Sản xuất hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm;

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với việc bảo hộ nhãn hiệu

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là việc vận dụng các quy định của pháp luật để bảo vệ chủ thể có quyền chống lại các hành vi vi phạm.

Tại điều 41 hiệp định TRIPS thì “thực thi quyền sở hữu trí tuệ” được hiểu là việc áp dụng các biện pháp hiệu quả để chống lại bất kỳ hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm và ngăn ngừa hành vi vi phạm có thể xảy ra trong tương lai. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan chức năng (thanh tra bộ khoa học công nghệ, quản lý thị trường…) hoặc tòa án yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm. Hoạt động “thực thi quyền sở hữu trí tuệ” tốt sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pahsp của chủ thề có quyền và góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chung của xã hội, của người tiêu dùng, từng bước tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các hoạt động đầu tư vào Việt Nam.

Các biện pháp có thể áp dụng xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

Biện pháp dân sự:

Đây là biện pháp được coi là ưu tiên hàng đầu để hạn chế tranh chấp, dựa trên tinh thần thỏa thuận thương lượng giữa các bên. Ngoài ra, chủ thể có quyền còn có thể áp dụng các biện pháp dân sự mạnh hơn dưới quyết định phán quyết của tòa án bao gồm: buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi công khai, bồi thường thiệt hại, tiêu hủy hàng hóa. Ngoài ra, trước khi có quyết định, phán quyết cuối cùng, các bên có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như: thu giữ, niêm phong, kê biên, cấm thay đổi hiện trạng, cấm chuyển quyền sở hữu.

Biện pháp hành chính:

Biện pháp này có thể thực hiện đồng thời cùng với biện pháp dân sự. Ở đây, mức độ vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, chỉ bị xử phạt về hành chính. Các cơ quan có thẩm quyền như hải quan, cơ quan quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân, thanh tra bộ khoa học công nghệ, công an kinh tế…. ra quyết định xử phạt hành chính với các tổ chức cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Có hai hình thức xử phạt hành chính: cảnh cáo và phạt tiền. Tùy theo tính chất và mức độ xâm phạm có thể: đình chỉnh có thời hạn hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tịch thu, thu hồi hàng hóa giả mạo.

Ngoài ra, trong biện pháp hành chính có một biện pháp khá đặc thù là biện pháp kiểm soát biên giới. Đây là hành vi mà chủ thể có quyền đề nghị cơ quan hải quan áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có dấu hiện xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ. Việc thực hiện thủ tục biện pháp kiểm soát biên giới bao gồm hồ sơ và nộp các khoản tiền đảm bảo theo quy định được hướng dẫn cụ thể theo quy định của pháp luật.

Biện pháp hình sự

Đây cũng là biện pháp được Tòa án áp dụng để xử lý cá nhân/ pháp nhân có hành vi xâm phạm quyền có yếu tố cố thành tội phạm. Cụ thể theo điều 226 Bộ luật Hình sự thì hành vi cố tình giả mạo nhãn hiệu với quy mô thương mại sẽ bị xử lý hình sự. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tính chất sự việc và hành vi gây ra, Tòa án sẽ quyết định mức phạt bao gồm cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn hoặc phạt tiền. Lưu ý: hành vi thực hiện giả mạo được xem xét trong trường hợp này là hành vi cố ý.

5/5 - (1 vote)

5/5 - (1 vote)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *