Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Chuyện làm Thương hiệu – đâu chỉ là giữ lại cái tên

Chuyện làm Thương hiệu – đâu chỉ là giữ lại cái tên

Thế hệ 9x tới sau này chắc rằng không có nhiều người biết đến thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan một thương hiệu Made in Vietnam đã từng chiếm 70% thị phần cả nước về kem đánh răng. Thế nhưng mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn sau thương vụ liên doanh với Colgate. Hành động mà sau này theo Ông chủ của Dạ Lan “là sai lầm lớn nhất trong đời”

Có thể bạn quan tâm

Khởi đầu

Thành lập từ năm 1988 Đến năm 1993-1994 Kem đánh răng Dạ Lan chiếm 70% thị phần cả nước, riêng các khu vực từ Miền Bắc kéo vào tới Đà Nẵng, kem đánh răng Dạ Lan chiếm tới 90% thị phần, mỗi ngày có thể kiếm vài cây vàng. Như vậy có thể thấy lúc đó nhà nhà, người người đều biết và dùng kem đánh răng Dạ Lan.

Bước ngoặt

Đến năm 1995 Dạ Lan ký hợp đồng liên doanh với Colgate (Nhận lại 5 triệu USD) và tham vọng sẽ đưa Dạ Lan lên một tầm cao mới để có thể chống lại “cơn bão” nếu P&G và Unilever vào Việt Nam. Thế nhưng Liên doanh này đã loại bỏ đi sự quản lý của Ông chủ Dạ Lan, người khai sinh và thổi hồn cho sản phẩm. Lúc này Ông chủ Dạ Lan chỉ còn nắm giữ 30% cổ phần và gần như mất đi toàn quyền quyết định của mình.

Chuyển biến

Năm 1996 đánh dấu mốc đi quyết định của một thương hiệu “quốc dân” – Liên doanh tuyên bố sản phẩm Dạ Lan không có tiềm năng phát triển theo đó toàn bộ hệ thống sẽ loại bỏ thương hiệu (nhãn hiệu) DẠ LAN để sử dụng thương hiệu/ nhãn hiệu nước ngoài của Colgate. Đánh dấu thời điểm “biến mất” của DẠ Lan trên thị trường.

Như vậy, gần như Colgate bỏ ra số tiền lớn không phải thực sự vì thương hiệu Dạ Lan mà vì hệ thống phân phối của Dạ Lan. (Sau này có thêm nhiều vụ liên doanh tương tự như vậy)

Rút lui

Năm 1998 Ông chủ Dạ Lan đã quyết định rời khỏi liên doanh này và cam kết không liên quan tới lĩnh vực kem đánh răng trong 05 năm.

Một năm sau đó 18/07/1999 mục tiêu thực sự của Liên doanh đã hé lộ khi đánh dấu bằng việc “từ chối” gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Dạ Lan (số bằng 1339) tại Việt Nam. Hay nói cách khác, liên doanh đã chính thức khai tử thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan.

Quay lại

Năm 2008 Ông chủ (cũ) Dạ Lan đã tiến hành đăng ký nhãn hiệu DẠLAN tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và được cấp văn bằng bảo hộ số: 117700

Hiện nay sau 11 năm với mong muốn quay lại thị trường của mình nhưng hiện nay Dạ Lan vẫn còn chưa tiếp cận được với người tiêu dùng.

Bài học

Có thể thấy nếu nói về tài chính thì có lẽ Ông chủ Dạ Lan đã thành công với thương vụ 5 triệu đô (năm 1995) và với số tiền đó có lẽ tới giờ Ông cũng không phải lo về mặt tài chính.

 Liên doanh sử dụng chung thương hiệu.

+ Hãy đề xuất về việc đăng ký đồng sở hữu nhãn hiệu (của liên doanh) tại Việt Nam dưới danh nghĩa cá nhân người tham gia hợp tác.

+ Trong hợp đồng liên doanh/ hợp tác quy định về việc sử dụng thương hiệu/ nhãn hàng kinh doanh. Các nhãn hàng thay thế, phạm vi và quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm không do liên doanh sản xuất.

+ Được quyền chỉ định giám đốc của các chi nhánh phân phối chính thức.

Thắc mắc và lo ngại.

1.  Sẽ còn nhiều nữa những thương vụ doanh nghiệp nước ngoài bỏ ra số tiền lớn để mua lại thương hiệu Việt Nam, chỉ sau 1 thời gian ngắn họ sẽ để cho thương hiệu Việt Nam lạc đến muôn đời và thay thế vào đó là thương hiệu của họ.

2.   Kiểm tra thì thấy rằng Công ty của Ông chủ (cũ) Dạ Lan đã nộp 03 đơn đăng ký nhãn hiệu DạLan tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tuy nhiên Ông đã bỏ quên mất 02 nhóm rất quan trọng đó là:

Nhóm thứ nhất : Chế phẩm mỹ phẩm làm trắng răng

Nhóm thứ hai: Sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa thuốc, cụ thể là kem đánh răng chứa thuốc, chế phẩm làm thơm mát hơi thở chứa thuốc, nước xúc miệng chứa thuốc, nước xúc rửa răng chứa thuốc, bột nhão phòng bệnh cho răng chứa thuốc.

Nhóm thứ ba: Mua bán, phân phối, xuất nhập khẩu: kem đánh răng, mỹ phẩm, thuốc, bàn chải đánh răng,

Và chắc chắn rồi, Hiện nay việc phát triển của công nghệ thì từ việc đơn giản nhất như đánh răng người ta cũng mong muốn được “tự động” vì vậy sớm muộn Ông cũng sẽ sản xuất các loại bàn chải tự động hay các loại chỉ nha khoa, bộ nhả kem đánh răng….

–  Ngoài ra các sản phẩm như bao bì sản phẩm/ kiểu dáng công nghiệp cũng chưa thấy Công ty đăng ký.

Tóm lại, đọc bài viết tâm sự của Ông chủ Dạ Lan vẫn thấy nể phục Ông, chúc Ông và Dạ Lan sớm tái khẳng định mình.

Giá mà ngày ấy có internet để Ông tham khảo về đối thủ và “đối tác” thì có lẽ giờ đây Việt Nam đang có thêm tỉ phú USD.

Bài viết chia sẻ của Ông Đỗ Bá Thích – Giám đốc công ty sở hữu trí tuệ ASLaw (www.baohothuonghieu.net) 

5/5 - (1 vote)

5/5 - (1 vote)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *