Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Ảnh hưởng của Hiêp định CPTPP đến pháp luật về nhãn hiệu tại Việt Nam

Bài viết giới thiệu về hiệp định CPTPP và những ảnh hưởng của hiệp định này đến pháp luật về nhãn hiệu tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Hiệp định CPTPP là gì ?

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.

Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

Tiền thân của Hiệp định này là Hệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 nước thành viên, sau khi Mỹ rút ra khỏi Hiệp định thì cơ bản các nội dung đều được giữ nguyên, riêng 20 nhóm nghĩa vụ trong các lĩnh vực về sở hữu trí tuệ, đầu tư, dịch vụ tài chính. Trước đây, Việt Nam chỉ là quan sát viên trong tổ chức. Tuy nhiên kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2010, Việt Nam đã chính thức gia nhập hiệp định này. Đây là bước thay đổi quan trọng trong quá tình hội nhập kinh tế nói chung cũng như ngành sở hữu trí tuệ Việt Nam nói riêng, qua đó nâng cao yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ so với chuẩn mực quốc tế phổ biến hiện nay là Hiệp định Trips của WTO, đặc biệt có thể kể đến nhãn hiệu. Có thể thấy răng, những năm gần đây số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam đều tăng mạnh. Tính từ năm 2011 đến nay, đã có khoảng 300.000 đơn đăng ký nhãn hiệu, chiếm hơn 90% số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Điều này thể hiện được nhu cầu đăng ký cũng như mức độ quan tâm của người dân đối với nhãn hiệu ngày càng tăng cao.

Những thay đổi trong quy định pháp luật về nhãn hiệu sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam:

Ảnh Hưởng Của Hiêp định Cptpp đến Pháp Luật Về Nhãn Hiệu Tại Việt Nam
Hiệp định CPTPP có hiệu lực pháp luật về Nhãn hiệu ở Việt Nam có nhiều thay đổi

Kể từ ngày 14/01/2019, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam và làm thay đổi một số nội dung quan trọng trong lĩnh vực nhãn hiệu, cụ thể có thể kể đến một vài thay đổi sau:

–          Đối tượng được bảo hộ: Theo quy định của Hiệp định CPTPP “Không Bên nào được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi Bên phải nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi. Một Bên có thể yêu cầu phải có bản mô tả ngắn gọn và chính xác, hoặc bản thể hiện dưới dạng đồ họa, hoặc cả hai nếu phù hợp, của nhãn hiệu”.

Như vậy, ngoài quy định về dấu hiệu nhìn thấy được (hình ảnh, chữ viết, ký hiệu,…) như quy định tại Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, đối tượng mùi và âm thanh cũng là dấu hiệu được phép đăng ký nhãn hiệu. Đặc biệt, Việt Nam sẽ chỉ được tạm hoãn quy định này trong khoảng thời gian ba năm. Do đó kể từ ngày 30/12/2021, Việt Nam sẽ phải thực hiện theo quy định này. Điều này mở ra một thời đại mới cho nhãn hiệu, hệ thống pháp luật Việt Nam phải điều chỉnh lại các quy định để phù hợp với các đối tượng. Do đó, Việt Nam phải dần hoàn thiện các quy định đó để đảm bảo có cơ chế thực thi chặt chẽ để tránh lúng túng khi thực hiện.

  • Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng: Hiệp định yêu cầu các nước không được lấy tiêu chí số lượng quốc gia đã được bảo hộ nhãn hiệu, đã công nhận nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã nằm trong danh mục nhãn hiệu nổi tiếng để quyết định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. “Không Bên nào được quy định rằng điều kiện để xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng là nhãn hiệu đó đã được đăng ký tại Bên đó hoặc trong một lãnh thổ tài phán khác, hoặc được liệt kê trong một danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc đã được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng.” Một trong những quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam là “Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo”. Hơn nữahiện nay quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam vẫn còn nhiều quy định bỏ ngỏ và chưa rõ ràng, không có quy định cụ thể để xác định mức độ đánh giá các tiêu chí như thế nào là nổi tiếng. Do vậy ngoài việc sửa đội các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu cho phù hợp thì các nhà làm luật cũng phải đưa ra hướng dẫn đầy đủ cách xác định nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Tinh gọn thủ tục hành chính: Hiệp định yêu cầu các quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp cụ thể để đảm bảo thủ tục hành chính minh bạch, nhanh gọn trong đăng ký, gia hạn, đảm bạo cơ hội phản hồi của người nộp đơn như cơ hội phản hồi của bên thứ ba. Đồng thời khuyến khích các nước sử dụng hệ thống đăng ký nhãn hiệu thương mại điện tử để minh bạch quá trình này. Thực tế tại Việt Nam hiện nay thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài rất nhiều so với quy định pháp luật làm ảnh hưởng quyền lợi của người nộp đơn. Mặc dù đã có hệ thống đăng ký trực tuyến nhưng vẫn chưa cải tiến được nhiều so với thời gian thông thường. Vì vậy cần có nhiều cơ chế tinh gọn hơn nữa để quá trình thụ lý và giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu được ngắn gọn và phù hợp với quy định của Hiệp định.

Trên đây là một vài thay đổi quan trọng trong quy định về nhãn hiệu mà Việt Nam cần phải thực hiện. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam phát triển trong thời gian sắp tới nhưng cũng chính là thách thức rất lợn đối với các nhà làm luật tại Việt Nam. Trước tiên phải sửa đổi pháp luật sở hữu trí tuệ cho phù hợp với Hiệp định trong khoảng thời gian hơn 1 năm là thách thức đầu tiên mà Việt Nam phải vượt qua. Đồng thời phải xây dựng hệ thống bộ máy cả không chỉ về số lượng, chất lượng mà còn cả trình độ chuyên môn song song với quá trình cảu cách nêu trên. Các doanh nghiệp cũng phải nắm bắt cơ hội này để tận dụng được cơ hội này.

5/5 - (2 votes)

5/5 - (2 votes)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *