Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Phân biệt Nghị định thư Madrid và Thoả ước Madrid

Hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế phổ biến nhất hiện nay, với 107 thành viên, bao gồm 123 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hệ thống này thực chất là xuất phát từ 2 điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam đều là thành viên bao gồm Thỏa ước Madrid (Madrid Agreement) và Nghị định thư Madrid (Madrid Protocol). Vậy Thảo ước Madrid và Nghị định thư Madrid có gì khác nhau? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi trên.

Có thể bạn quan tâm

Thỏa ước Madrid

Thỏa ước được kí kết vào năm 1891 với mục đích cung cấp một cơ chế cho phép nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế một lần duy nhất với tất cả các quốc gia chủ đơn muốn chỉ định với chi phí hợp lý mà không cần nộp đơn nhiều lần theo từng thủ tục được quy định riêng biệt tại mỗi quốc gia khác nhau.

Tuy nhiên, vì một số khiếm khuyết như: chủ đơn phải có văn bằng bảo hộ tại quốc gia gốc để được nộp đơn qua Hệ thống Madrid, thời gian thẩm định nhãn hiệu ngắn, lệ phí thấp hơn mức phí tương ứng tại các văn phòng đăng ký nhãn hiệu của quốc gia gốc và giới hạn về khả năng chuyển nhượng. Vì vậy, một số quốc gia lớn khác như: Úc, Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Thụy Điển, Vương quốc Anh đã không tham gia ký kết vâof Thảo ước này.

Nghị định thư Madrid

Nghị định thư được thông qua vào năm 1989 để sửa chữa những khiếm khuyết trong Thỏa ước. Do đó, dù hiện tại Thoả ước chỉ có 55 quốc gia là thành viên, nhưng có đến 107 thành viên bao gồm 123 quốc gia tham gia vào cả Thỏa thuận và Nghị định thư.

Phân biệt Nghị định thư Madrid và Thoả ước Madrid

Tiêu chíNghị định thư MadridThỏa ước Madrid
  Cơ sở đăng kýDựa trên đơn đăng ký đã nộp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại Việt NamDựa Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại Việt Nam
        Thành phần hồ sơ+ Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu. + Tờ khai. + Mẫu nhãn hiệu. + Bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại. + Giấy ủy quyền nếu thông qua đại diện.+ Đơn đăng ký. + Mẫu nhãn giống với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký ở quốc gia gốc; + Bản sao giấy đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại + Danh mục hàng hóa, dịch vụ theo đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại. + Giấy ủy quyền nếu thông qua đại diện.
Ngôn ngữ nộp đơnAnh, Pháp, Tây Ban NhaPháp
Thời hạn thẩm định đơn tối thiểu18 tháng12 tháng
Thời hạn bảo hộ10 năm và có thể gia hạn20 năm và có thể gia hạn
Chuyển đổi đơn đăng ký quốc tế thành đơn quốc giaĐơn gốc tại Việt Nam nếu bị từ chối thì chủ đơn có 03 tháng để chuyển đổi thành đơn quốc giaKhông cần thực hiện chuyển đổi (ko có quy định) => Trừ trường hợp ngoại lệ: quy định tại Điều 6 Thoả ước: trong vòng 05 năm đầu nếu GCN gốc huỷ bỏ hiệu lực => đơn đăng ký quốc tế bị đình chỉ
Số lượng quốc gia có thể lựa chọn chỉ định bảo hộ107 thành viên bao gồm 123 quốc gia55 quốc gia.
Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *