Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Chuyển giao quyền nhân thân của tác giả theo hệ thống luật Anh – Mỹ

Chuyển giao quyền nhân thân của tác giả theo hệ thống luật Anh- Mỹ như thế nào và việc chuyển giao này khác gì so với việc chuyển giao quyền nhân thân của tác giả theo hệ thống luật Lục địa.

Có thể bạn quan tâm

Với quan điểm xây dựng pháp luật trên cơ sở về giá trị tài sản. Luật quyền tác giả của các nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ thực hiện Thuyết về quyền tác giả thương mại, cho rằng thực chất của quyền tác giả chính là quyền lợi sao chép tác phẩm vì mục đích thương mại. Quyền lợi của người sáng tác ở đây được thể hiện bằng “copyright” (tức bản quyền), ẩn chứa ý về quyền sao chép.

Đầu tiên là “Đạo luật của Nữ hoàng Anne” năm 1709 là đạo luật về quyền tác giả sớm nhất của Anh và cũng là đạo luật về quyền tác giả đầu tiên trong lịch sử thế giới, chính là được ban hành dựa vào các tiền đề lớn là quan niệm kinh tế của chủ nghĩa trọng thương và quan niệm về quyền lợi tài sản tư hữu, mục đích là “trao cho tác giả, nhà xuất bản có quyền sao chép, để khuyến khích sáng tạo”, bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chức năng truyền bá văn hoá. Các điều khoản của Luật quyền tác giả ở Anh đa số xuất phát từ việc tính toán, duy trì tính chất tài sản đơn nhất của “copyright” trong giao dịch thương mại, chưa chú ý đến lợi ích nhân cách của tác giả.

Nghiên cứu về nguyên nhân lập pháp quyền tác giả, luật pháp về quyền tác giả của các nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ chịu sự ảnh hưởng sâu sắc về “Khế ước xã hội” triết học của chủ nghĩa công lợi, Nhà nước vì lợi ích chung của xã hội yêu cầu tác giả sáng tạo và truyền bá tác phẩm ưu tú nhiều hơn, ngược lại, Nhà nước sẽ bảo hộ tác giả được hưởng quyền lợi kinh tế do tác phẩm mang đến trong thời gian nhất định. Đúng như một học giả Nhật Bản đánh giá: “Việc bảo hộ đối với quyền tác giả không phải coi việc bảo hộ bản thân tác giả là ý nghĩa quan trọng thứ nhất, mà là đặt vị trí thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ làm mục tiêu”.

Đặc biệt là mấy năm gần đây, cùng với triết học lập pháp của những nước này từ chủ nghĩa công lợi thuần tuý quay trở về với Thuyết quyền lợi tự nhiên, và do sự ảnh hưởng của các Công ước quốc tế lấy tư tưởng Luật lục địa làm chủ đạo ngày càng rộng rãi, đại bộ phận Luật quyền tác giả của những nước theo hệ thống Luật Anh-Mỹ đã bắt đầu xuất hiện những quy định riêng có liên quan đến quyền lợi nhân thân, như Luật quyền tác giả năm 1988 của Anh đã có một chương riêng quy định về 4 loại quyền lợi nhân thân như quyền ký tên chống giả mạo của tác giả, quyền tư cách của tác giả, quyền phản đối việc tiến hành xuyên tạc, sửa chữa đối với tác phẩm, quyền phản đối tiến hành công khai mang tính thương mại đối với tác phẩm của người uỷ thác các tác phẩm nhiếp ảnh và điện ảnh.

Đồng thời quy định, quyền nhân thân có thể được thực thi do chính tác giả, quyền được phân biệt là tác giả hay đạo diễn và quyền phản đối các tác phẩm bị xuyên tạc, bóp méo, thời hạn bảo lưu quyền tài sản của tác giả tác phẩm được duy trì, quyền chống giả mạo tác phẩm được kéo dài đến 20 năm sau khi tác giả chết. Quyền nhân thân trong giao dịch quyền tác giả không thể chuyển nhượng được, nhưng có thể thừa kế và từ bỏ được. Từ bỏ quyền nhân thân phải thông qua văn bản bằng chữ của tác giả, tác giả có thể từ bỏ quyền lợi nhân thân khi giao dịch một tác phẩm hay quyền tác giả một lần, cũng có thể từ bỏ quyền nhân thân đối với toàn bộ tác phẩm, thậm chí có thể từ bỏ trước quyền nhân thân đối với tác phẩm chưa ra đời, có thể từ bỏ có điều kiện, cũng có thể từ bỏ vô điều kiện.

Từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 cho đến nay, Mỹ cũng lần lượt có hơn 10 bang trong Luật bảo hộ tác phẩm nghệ thuật của bang đã quy định tác giả của tác phẩm nghệ thuật được hưởng quyền lợi về nhân thân, nội dung chủ yếu bao gồm quyền đứng tên và quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của tác giả. Đồng thời năm 1990, Nghị Viện Liên bang Mỹ cũng đã đưa nội dung về quyền nhân thân tương tự với luật của các bang vào Luật quyền tác giả của Liên bang. Tuy Luật quyền tác giả của Liên bang Mỹ rất hạn chế bảo vệ quyền lợi nhân thân, nhưng cũng đã quy định rõ ràng quyền nhân thân của tác giả không những có thể từ bỏ, mà còn bị hạn chế sử dụng một cách hợp lý.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *