Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Cập nhật trình tự đăng ký nhãn hiệu mới nhất 2021

Trình tự đăng ký nhãn hiệu gồm những bước nào? Có những thay đổi gì về trình tự đăng ký nhãn hiệu? Trình tự đăng ký nhãn hiệu có thực sự phức tạp không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin mới nhất về trình tự đăng ký nhãn hiệu. Khi nắm rõ được các trình tự đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu, nhằm tiết kiệm được chí phí và thời gian đăng ký nhãn hiệu.

Có thể bạn quan tâm

Bước 1 của trình tự đăng ký nhãn hiệu là đặt tên và thiết kế nhãn hiệu đăng ký

Nếu nhãn hiệu được đặt tên đảm bảo ý tưởng của chủ sở hữu đồng thời có sự cố vấn của những người chuyên môn sâu về nhãn hiệu sẽ giúp nhãn hiệu đạt được khả năng đăng ký cao nhất.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Bước 2 của trình tự đăng ký nhãn hiệu là xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ sẽ đăng ký độc quyền khai báo trong đơn đăng ký nhãn hiệu

Xác định lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm dự định gắn nhãn hiệu lên để có cơ sở phân nhóm khi đăng ký nhãn hiệu. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.

Bảng Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ Nixơ phiên bản 11-2021 có tại website cục Sở hữu trí tuệ noip.gov.vn/nhan-hieu

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, 1 nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật SHTT cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ bao gồm 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 – 45 làm nhóm dịch vụ.

1 nhãn hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với 1 sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí (nhãn hiệu không thể đứng chung chung như mọi người vẫn hiểu)

Ví dụ: Nhãn hiệu của TOYOTA sẽ đăng ký cho nhóm 11 về ô tô (gọi là nhóm sản phẩm)

Bước 3 của trình tự đăng ký nhãn hiệu là tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn

Lợi ích của viêch tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu là công việc đầu tiên cần thiết của trình tự đăng ký nhãn hiệu nhằm đánh giá được khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi nộp đơn. Việc tra cứu sẽ giúp khách hàng đảm bảo được đơn đăng ký sau khi nộp sẽ có khả năng được cấp giấy chứng nhận đăng ký, tránh việc mất chi phí nộp đơn nhưng

Hình thức tra cứu nhãn hiệu:

  • Tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.
  • Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
  • Thông qua một Đại diện sở hữu trí tuệ để tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu một cách chuyên sâu và chính xác hơn;
Quy Trinh Dang Ky Nhan Hieu 1
Trình tự đăng ký nhãn hiệu

Bước 4 của trình tự đăng ký nhãn hiệu là soạn thảo hồ sơ và nộp Hồ sơ đăng ký tới cơ quan có thẩm quyền

Sau khi kết quả tra cứu nhãn hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng hãy ngay lập tức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để lấy ngày ưu tiên vì Việt Nam áp dụng nguyên tắc ai nộp đơn trược sẽ được quyền ưu tiên trước. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải được chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết (Xem chi tiết tại đây). Ngay khi nộp đơn đăng ký chủ đơn đã phải nộp lệ phí đăng ký (Xem chi tiết tại đây)

Bước 5 của trình tự đăng ký nhãn hiệu là thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký tại Cục SHTT, nhãn hiệu phải trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức: trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Trong trường hợp đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Sau khi chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu sẽ tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

 Giai đoạn 2: Đăng công báo: công bố đơn trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.

Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ. Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Mục đích của việc đăng ký này là để bên thứ 3 có thể xem xét và đánh giá đơn đăng ký đã nộp. Trường hợp nhận thấy, nhãn hiệu đăng ký giống (tương tự hoặc trùng) với nhãn hiệu của mình, bên thứ 3 có quyền nộp phản đối cấp giấy chứng nhận cho chủ đơn.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung: Trong thời hạn 9 tháng.

Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Trong trường hợp đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, và đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Giai đoạn 4: Ra thông báo cấp văn bằng và tiến hành nhận giấy chứng nhận đăng ký: 2 tháng

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Bước 6 của trình tự đăng ký nhãn hiệu là cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nội dung được ghi nhận trên giấy chứng nhận bao gồm: Thông tin chủ sở hữu (Tên, địa chỉ); Số chứng nhận; Ngày nộp đơn đăng ký; Thời hạn bảo hộ; Mẫu nhãn hiệu; Nhóm đăng ký;…

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí cấp bằng. Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Nhãn hiệu được phép gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.

Bài viết trên đây là toàn bộ trình tự đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất nhằm giúp các chủ đơn nắm rõ được các trình tự phải làm khi tiến hành làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của ASLaw

ASLaw là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp phép từ ngày 13/09/2013. ASLaw đã đại diện cho hơn 3000 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành nộp 4873 đơn nhãn hiệu (tính tới tháng 07/2020) tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

ASLaw nhận được nhiều sự tin tưởng và đánh giá cao từ các khách hàng và đối tác như: Viettel; VTC; LOTTE; AEON MALL; CEND LAND; VIGLACERA; REDSUN…

Phạm vi dịch vụ của ASLaw

+ Tư vấn và giải đáp các vướng mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

+ Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu

+ Tư vấn sơ bộ về đối tượng đăng ký bảo hộ.

+ Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu.

+ Tra cứu chính thức tại Cục sở hữu trí tuệ.

+ Chuẩn bị và Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

+ Đại diện thay mặt nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả cho khách hàng.

+ Soạn thảo và trả lời, phản hồi các thông báo, quyết định của Cục sở hữu trí tuệ.

+ Theo dõi xử lý vi phạm nhãn hiệu.

+ Thông báo hiệu lực và gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *