Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Phân loại nhãn hiệu tại Việt Nam

Phân loại nhãn hiệu tại Việt Nam – Nhãn hiệu chính là sợi dây liên kết nhà sản xuất hay nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng. Với việc nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, dẫn đến các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Nếu doanh nghiệp đã đầu tư nhiều nguồn lực để tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp, nhưng lại không thực hiện việc đăng ký quyền cho đối tượng đó, việc này sẽ khiến các doanh nghiệp không được pháp luật bảo hộ nếu có cá nhân, tổ chức khác sử dụng hoặc đăng ký trước nhãn hiệu. Vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu là hoạt động tiên quyết đối với mọi doanh nghiệp để có thể kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức. Với chức năng này, nhãn hiệu chủ yếu được dùng để xác định các loại hàng hóa và các loại dịch vụ do cá nhân tổ chức nào sản xuất và/hoặc cung cấp.

Phân Loại Nhãn Hiệu Tại Việt Nam
Phân Loại Nhãn Hiệu Tại Việt Nam

Phân loại nhãn hiệu

Phân loại nhãn hiệu tại Việt Nam có hai loại nhãn hiệu chính: nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

  • Nhãn hiệu hàng hóa: Dùng để phân biệt hàng hóa của các cá nhân, tổ chức khác nhau, với mục đích giúp khách hàng nhận ra ai là người đã sản xuất hàng hóa. Các nhãn hiệu hàng hóa mang tính chất mô tả, có liên quan hoặc là tên gọi của sản phẩm sẽ không có khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu dịch vụ: Nhãn hiệu dịch vụ thường xuất hiện trên các bảng hiệu dịch vụ với mục đích giúp khác hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ đó có thể dễ dàng nhận biết nhà cung cấp dịch vụ.

Theo Luật sở hữu trí tuệ, bên cạnh phân loại nhãn hiệu gồm hai loại nhãn hiệu cơ bản là nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ, còn có các phân loại nhãn hiệu cụ thể như: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.

  • Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác không phải là thành viên của tổ chức đó (theo khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).

Nhãn hiệu tập thể có đặc điểm quan trọng là nhiều chủ thể có thể cùng sử dụng nhãn hiệu. Nhưng khi sử dụng nhãn hiệu tập thể, cần chú ý, khi một tập thể sử dụng nhãn hiệu nhân danh tập thể, nhãn hiệu đó sẽ không được coi là nhãn hiệu tập thể nữa mà được coi như nhãn hiệu bình thường vì nó chỉ do một chủ thể sử dụng.

  • Nhãn hiệu chứng nhận: nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó để chứng nhận về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau. Nhãn hiệu liên kết tạo sự yên tâm cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ bởi nó có mối liên kết với các sản phẩm, dịch vụ họ đã sử dụng trước đây.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng: nhãn hiệu này khác với nhãn hiệu thông thường là ở danh tiếng của nhãn hiệu đó trong bộ phận công chúng
Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *