Nhãn hiệu là một trong những yếu tố giúp phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các chủ thể. Vi phạm nhãn hiệu chính là hành vi ảnh hưởng tới việc sản xuất và kinh doanh của chính chủ thể đó. Sau đây là 5 điều cần lưu ý về vi phạm nhãn hiệu.
Có thể bạn quan tâm

1. Thế nào là vi phạm nhãn hiệu?
Điều đầu tiên cần lưu ý về vi phạm nhãn hiệu chính là hiểu thế nào là vi phạm nhãn hiệu?
Vi phạm nhãn hiệu ảnh hưởng tới việc kinh doanh hàng hóa và dịch vụ của chủ thể. Vi phạm nhãn hiệu có thể được hiểu là việc thiết kế, chế biến, đóng gói, vẫn chuyển, tàng trữ, chào hàng, mua bán hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đã được đăng ký.
Các hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:
- Chiếm đoạt nhãn hiệu hàng hóa : được hiểu là việc đăng ký hay sử dụng một nhãn hiệu hàng hóa nước ngoài thường là nổi tiếng mà lại không được đăng ký trong nước hay mất hiệu lực do không sử dụng.
- Giả mạo : đó là việc làm giả một sản phẩm. Đồ giả mạo không chỉ vì nó giống nhau theo ý nghĩa phổ thông của thuật ngữ. Nó còn tạo ấn tượng rằng đó là sản phẩm chính hiệu, có nguồn gốc chính từ nhà sản xuất hay người kinh doanh đích thực.
- Bắt chước hàng hóa và bao bì : Cũng giống trường hợp chiếm đoạt, nhãn hiệu hàng hóa hoặc bao bì của sản phẩm cạnh tranh có thể bị làm giả nhưng trường hợp này bắt chước không tạo ấn tượng là sản phẩm đích thực. Thay vì đầu tư cho nhãn sản phẩm hoặc bao bì hình ảnh riêng của mình, người bắt chước lại lợi dụng danh tiếng của sản phẩm cạnh tranh bằng cách tạo cho sản phẩm của mình một dáng vẻ bên ngoài tương tự, gây nên sự nhầm lẫn trên thị trường.
Bên cạnh đó, là trường hợp sử dụng nhãn hiệu có dấu hiệu tương tự, trùng với một nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Các nhãn hiệu vi phạm này có thể đã được đăng ký đầy đủ.
2. Các biện pháp xử lý vi phạm nhãn hiệu?
Biện pháp khuyến cáo
- Gửi thư khuyến cáo đến các đối tượng có hành vi xâm phạm nhãn hiệu để thông báo về quyền sở hữu nhãn hiệu của mình và hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Biện pháp xử lý hành chính
- Yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ( Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cảnh sát kinh tế hoặc cơ quan Quản lý thị trường) : Áp dụng những biện pháp xử phạt hành chính ( phạt tiền, tịch thu hàng hóa vi phạm, phương tiện, công cụ sản xuất).
Biện pháp dân sự
Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền khởi kiện vụ án dân sự nhằm yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền có thể ra phán quyết về việc buộc bên xâm phạm nhãn hiệu phải thực hiện các việc như sau :
- Chấm dứt hành vi xâm phạm
- Xin lỗi cải chính công khai
- Thực hiện nghĩa vụ dân sự
- Bồi thường thiệt hại
- Tiêu hủy, phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm vào mục đích thương mại
Nhóm biện pháp hình sự
Khi phát hiện có những dấu hiệu tội phạm xâm phạm ( những dấu hiệu có tính chất nguy hiểm quy định ở BLHS) về quyền sở hữu trí tuệ, có thể :
- nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý
Kiểm soát hàng hóa được nhập khẩu có liên quan đến sở hữu trí tuệ
Biện pháp tạm dừng làm các thủ tục về hải quan tiến hành theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam, nhằm :
- Thực hiện công việc thu thập các thông tin, chứng cứ về lô hàng
- Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Hoặc những biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm.
Một vụ khiếu kiện hành vi vi phạm thành công dẫn tới việc ngăn cấm sử dụng một nhãn hiệu hàng hóa tương tự gây nhầm lẫn. Nếu nhãn hiệu hàng hóa vi phạm đó đã được đăng ký thì việc đăng ký đó sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
Bên cạnh đó chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại trong thực tế từ hành vi vi phạm đó gây ra.
3. Ai có quyền yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu?
Về tư cách pháp lý, những đối tượng sau đây có quyền yêu cầu xử lý đối với hành vi vi phạm:
- Chủ sở hữu nhãn hiệu bị thiệt hành do hành vi vi phạm;
- Người có quyền sửu dụng nhãn hiệu bị thiệt hại do hành vi vi phạm (nếu không bị chủ sở hữu hạn chế quyền này);
Các chủ thể trên cũng có thể ủy quyền cho đơn vị đại diện SHTT để thực hiện quyền xử lý vi phạm.
4. Cần chuẩn bị gì khi xử lý vi phạm nhãn hiệu?
Về tài liệu, chứng cứ cần lưu ý về vi phạm nhãn hiệu, cần chuẩn bị những tài liệu sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp bởi Cục sở hữu trí tuệ (3 bản sao);
- Mẫu sản phẩm (sản phẩm bị vi phạm và sản phẩm bị vi phạm – 03 bộ mỗi loại);
- Thông tin về bên vi phạm (tên công ty, địa chỉ và tài liệu khác);
- Thông tin về các hành vi xâm phạm: hành vi quảng cáo, sản xuất kinh doanh,..
- Xác định thiệt hại của bên bị xâm phạm;
- Xác minh việc đăng ký nhãn hiệu quốc gia và quốc tế của bên bị vi phạm, khi phát hiện bên vi phạm đang trong quá trình đăng ký, bên bị vi phạm cần tiến hành thủ tục khiếu nại, phản đối hoặc yêu cầu từ chối cấp.
Giám định sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu bị vi phạm
Sau khi đã thu thập đủ thông tin, tài liệu chứng cứ và xác định tư cách pháp lý, bên bị xâm phạm nhãn hiệu có thể tiến hành giám định SHTT (giám định nhãn hiệu). Tuy nhiên, doanh nghiệp bị xâm phạm nhãn hiệu không bắt buộc thực hiện thủ tục này. Thủ tục Giám định này nhằm xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu cũng như xem xét hành vì được yêu cầu giám định có đáp ứng các điều kiện để bị xem là hành vi xâm phạm hay không. Bên bị xâm phạm có thể cân nhắc thủ tục trên trong trường hợp cần thiết.(Kết luận giám định là chứng cứ để CQ có thẩm quyền giải quyết vụ việc).
5. Nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu như thế nào?
Bên bị xâm phạm cần nộp Đơn yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu (có nêu rõ ngày tháng năm làm đơn, cơ quan nhận đơn và thông tin về bên vi phạm…) cùng các tài liệu, chứng cứ đã chuẩn bị. Các Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vi phạm nhãn hiệu là Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Thông tin và Truyền thông, , UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an.
Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu xử lý vi phạm cùng với bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì Cơ quan có thẩm quyền (như trên) sẽ kiểm tra tính hợp lệ của đơn trong vòng 10 ngày, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, các cơ quan này sẽ yêu cầu bổ sung thêm các tìa liệu còn thiếu (trong vòng 30 ngày).
Tiếp theo, Các CQ có thẩm quyền sẽ tiến hành thông báo cho bên yêu cầu xử lý xâm phạm về thời gian, thủ tục và biện pháp xử lý và yêu cầu hợp tác trong quá trình thanh kiểm tra, xác minh, xử lý vi phạm (trong vòng 30 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Ngoài ra, bên bị vi phạm cũng có thể cân nhắc thêm các biện pháp xử lý vi phạm như cảnh báo vi phạm thông qua việc gửi thư cảnh báo vi phạm kèm theo các yêu cầu của mình (như yêu cầu dừng hành vi vi phạm) đến bên vi phạm; biện pháp dân sự (khởi kiện ra tòa án dân sự hành vi xâm phạm nhãn hiệu), khi đó, tòa án có thể sẽ đưa ra phán quyết yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, thực hiện nghĩa vụ bồi thường tổn thất của bên vi phạm, công khai xin lỗi,…