Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Điều cần biết về nhãn hiệu ở Việt Nam trong năm 2022

Nhãn hiệu ở Việt Nam, thương hiệu ở Việt Nam là các cụm từ mà ta thường hay được nghe đến trên các đài báo, chương trình truyền hình nổi tiếng. Tuy nhiên, liệu có ai thật sự hiểu được nhãn hiệu, thương hiệu là gì, cũng như tầm quan trọng của việc sở hữu độc quyền một nhãn hiệu trong kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ viết chi tiết về các điều cần biết về nhãn hiệu ở Việt Nam trong năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Nhãn hiệu ở Việt Nam

Theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu ở Việt Nam là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá của các bên với nhau. Cụ thể hơn, dấu hiệu ở đây bao gồm dấu hiệu hình, dấu hiệu chữ, dấu hiệu chữ số, hoặc dấu hiệu kết hợp của các yếu tố hình, chữ, số.

Đặc biệt, sắp tới, các dấu hiệu âm thanh và dấu hiệu mùi cũng sẽ được bảo hộ ở Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên kí kết.

Sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Như đã nhắc đến ở trên, nhãn hiệu thường đi kèm với thương hiệu. Tuy nhiên, 2 khái niệm này lại khá là khác nhau.

Cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành thì không có thuật ngữ nào là ‘thương hiệu’ cả. Thương hiệu thường chỉ là một thuật ngữ dân gian dùng để chỉ về một sản phẩm/dịch vụ hoặc một doanh nghiệp nào đó và được tạo ra bởi nhiều yếu tố như lịch sử, chất lượng, phạm vi,…đương nhiên là bao gồm cả nhãn hiệu ở Việt Nam.

Vậy, có thể tạm hiểu là thương hiệu lớn hơn nhãn hiệu, quan trọng hơn nhãn hiệu?
Đúng và cũng không đúng.

Bởi lẽ, nhãn hiệu ở Việt Nam chính là yếu tố quyết định đến sự thành công của một thương hiệu. Nhãn hiệu chính là dấu hiệu định danh của một thương hiệu.

Điều cần biết về nhãn hiệu ở Việt Nam trong năm 2022
Điều cần biết về nhãn hiệu ở Việt Nam trong năm 2022

Một thương hiệu có hoặc có thể không có một nhãn hiệu nhưng đã sở hữu một nhãn hiệu thì chắc chắn sẽ có một thương hiệu.

Như vậy, khi ta nghe hay nhìn thấy các thuật ngữ như đăng ký thương hiệu, đăng ký độc quyền thương hiệu, bảo hộ thương hiệu,… hay các thuật ngữ khác đều dùng để chỉ hành động “đăng ký nhãn hiệu”.

Phân loại nhãn hiệu

Ngoài các loại nhãn hiệu ở Việt Nam thông thường thì nhãn hiệu sẽ có thể được chia làm 5 loại chính sau đây:

Nhãn hiệu tập thể: Dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của các thành viên của tổ chức sở hữu nhãn hiệu với những cá nhân, doanh nghiệp khác không phải thành viên của tổ chức.

Nhãn hiệu chứng nhận: Dấu hiệu dùng để chứng nhận rằng sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu đảm bảo các đặc tính, nguyên liệu, xuất xứ, vật liệu, chất lượng, độ chính xác….đã được đăng ký xác lập từ trước do một tổ chức có chức năng chứng nhận sở hữu và quyết định việc cho phép sử dụng.

Nhãn hiệu liên kết: Dấu hiệu đáp ứng đủ các tiêu chí: Cùng một chủ sở hữu đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho các sản phẩm/dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau có liên quan tới nhau

Nhãn hiệu nổi tiếng: Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi đáp ứng Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam theo đó nhãn hiệu cần có số lượng tiêu dùng lớn, phạm vi lãnh thổ, doanh số bán hàng, thời gian sử dụng, uy tín của nhãn hiệu, số lượng quốc gia đã bảo hộ….

+ Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu địa lý: Đây là một dạng nhãn hiệu đặc biệt, trong đó nhãn hiệu bao gồm một yếu tố địa lý (tên Huyện, Tỉnh, Khu vực). Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu địa lý có thể là nhãn hiệu thông thường (không bảo hộ phần tên địa danh) hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý.

 

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *