Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Li-xăng là gì? Quy định về hợp đồng li-xăng nhãn hiệu

Đối với những doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất, thị trường sản phẩm khi đang sở hữu nhãn hiệu, để người tiêu dùng biết về thương hiệu của mình nhiều hơn thì có thể thực hiện chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho chủ thể kinh doanh khác. Việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu phải được thể hiện bằng văn bản gọi là hợp đồng sử dụng nhãn hiệu (Hợp đồng li-xăng nhãn hiệu). Vậy, Quy định Li xăng nhãn hiệu là gì? Quy định Hợp đồng li-xăng nhãn hiệu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

1. Cơ sở pháp lý quy định li xăng nhãn hiệu

Theo quy định Luật SHTT về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (hay còn gọi là li-xăng) là việc: “Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình” (Khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ).

Việc chuyển quyền phải có hợp đồng bằng văn bản. (Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – sau đây gọi tắt là “Hợp đồng Li-xăng”). Theo đó, hợp đồng Li-xăng có thể được thực hiện theo một trong ba dạng sau:

Thứ nhất, hợp đồng độc quyền. Bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng Li-xăng với bất kỳ bên thức ba nào khác và chỉ được được sử dụng nếu được sự cho phép của bên được chuyển quyền.

Thứ hai, hợp đồng không độc quyền. Trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền có thể sử dụng đối tượng SHCN cũng như ký kết hợp đồng Li-xăng với người khác.

Thứ ba, hợp đồng thứ cấp. Bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN thực hiện chuyển giao quyền sử dụng theo một hợp đồng khác là hợp đồng thứ cấp.

Tuy nhiên, không phải bất cứ đối tượng SHCN hay chủ thể nào cũng được phép thực hiện chuyển quyền, pháp luật quy định một số điểm hạn chế việc Li-xăng như sau.

– Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi những quyền mình được bảo hộ.

– Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không phải đối tượng được Li-xăng.

– Nhãn hiệu tập thể chỉ được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

– Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba nếu không được bên chuyển quyền cho phép.

2.Thành phần hồ sơ về quy định li xăng nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền (02 bản);

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (02 bản);

Văn bằng bảo hộ (bản gốc);

Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu (nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung) về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;

Giấy ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn (nếu có);

3.Chứng từ nộp phí, lệ phí của quy định li xăng nhãn hiệu

Là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp. (Bên chuyển quyền sử dụng – thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác. (Bên nhận quyền sử dụng –  thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

Đối tượng sở hữu công nghiệp. Có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Người có độc quyền sử dụng đối tượng SNCN là chủ sở hữu công nghiệp. (Tức là chủ văn bằng bảo hộ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đó). Hoặc là bên nhận li-xăng độc quyền.( Tức là người được chủ SHCN chuyển giao độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp)

“Văn bằng bảo hộ”có thể là Bằng độc quyền sáng chế.Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. GCN đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, GCN ĐKNH.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *