Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Đăng ký nhãn hiệu theo CTM tại liên minh châu âu EU

Đăng ký nhãn hiệu theo CTM ? Đăng ký nhãn hiệu tại Châu âu (Liên minh châu âu) có rất nhiều cách trong đó có hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống CTM.

Có thể bạn quan tâm

Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ tại Liên minh châu âu EU: Nhãn hiệu có khả năng phân biệt. Nhãn hiệu có thể sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá. Nhãn hiệu CTM có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Khi gia hạn, chủ sở hữu chỉ phải nộp lệ phí gia hạn mà không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.

Hiện nay, Cộng đồng Châu Âu hiện tại bao gồm 25 nước thành viên: Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Pháp, Hy Lạp, Luxambua, Phần Lan, Ireland, Italia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Anh, Ba Lan, Hungary, Séc, Slovakia, Slovenia, Lithuania, Latvia, Estonia, Síp và Malta. Các nước này đã thiết lập một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc lập (đăng ký nhãn hiện hàng hoá theo thể thức CMT) để tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của mình vào Cộng đồng Châu Âu một cách thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Một nhãn hiệu đăng ký theo thể thức CTM sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên của Cộng đồng.

Các tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn bao gồm:

  • Tên, địa chỉ đầy đủ của người nộp đơn
  • Giấy uỷ quyền của người nộp đơn
  • Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký

Danh mục hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu.

Điểm đáng lưu ý là trong quá trình đăng ký, chỉ cần một trong các nước EU từ chối bảo hộ thì việc đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống đăng ký CTM coi như không thành công. Lúc này, nếu chủ sở hữu vẫn muốn đăng ký nhãn hiệu vào những nước thành viên khác không từ chối bảo hộ nhãn hiệu thì có thể chuyển đơn đăng ký CTM thành nhiều đơn đăng ký quốc gia vào từng nước này, và vẫn được bảo lưu ngày nộp đơn của đơn CTM trong các đơn quốc gia đó

Tuy nhiên việc đăng ký nhãn hiệu CTM sẽ không ảnh hưởng tới việc đăng ký nhãn hiệu quốc gia. Hay nói cách khác tại cùng một quốc gia, việc hai hệ thống CTM và đơn quốc gia có thể tồn tại song song với nhau. Một chủ đơn có thể đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình qua cả hai hình thức tại một quốc gia thành viên. Đây cũng là điểm quan trọng mà người nộp đơn cần xem xét để đưa ra quyết định bảo hộ theo hình thức nào

Đơn nhãn hiệu sau khi nộp cho Cơ quan đăng ký Nhãn hiệu Cộng đồng Châu Âu (OHIM) sẽ được xét nghiệm về mặt hình thức và nội dung. Nếu nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện đặt ra thì sẽ được bảo hộ tại các quốc gia thành viên của Công đồng châu âu EU.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *