Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Nguyên tắc đối xử quốc gia trong công ước Berne 1886

Nguyên tắc đối xử quốc gia trong công ước Berne 1886 là nguyên tắc cơ bản và quan trọng không chỉ được ghi nhận trong Công ước Berne mà còn được quy định trong rất nhiều Điều ước quốc tế khác về SHTT cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm

 Nguyên tắc đối xử quốc gia tạo ra sự bình đẳng pháp lý giữa công dân các nước thành viên Liên hiệp với công dân nước sở tại trong lĩnh vực xác lập và bảo hộ quyền tác giả khi đặt ra cho các quốc gia thành viên việc thực  hiện bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân quốc gia mình theo quy định tại khoản 1 điều 5 công ước Berne: “Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả được hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp ngoại trừ  quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy định”. Nguyên tắc đặt ra cho mỗi quốc gia thành viên dành sự bảo hộ cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân nước mình.

Ngoài ra, nguyên tắc này còn được mở rộng phạm vi bảo hộ đối với các tác giả tuy không mang quốc tịch của các nước Liên hiệp nhưng có nơi cư trú thương xuyên tại một trong các nước thành viên Liên hiệp theo quy định tại khoản 2 điều 3 của Công ước “các tác giả không phải là công dân của một nước thành viên của Liên hiệp nhưng lại cư trú thường xuyên ở một trong những nước trên, theo mục đích của công ước cũng được coi là tác giả công dân nước thành viên đó”

Khoản 3 điều 5 Công ước ghi nhận “Việc bảo hộ trong quốc gia gốc do pháp luật của quốc gia đó quy định. Tuy nhiên khi tác giả không phải là công dân của quốc gia gốc của tác phẩm được bảo hộ thì tác giả đó vẫn được hưởng  trong quốc gia này những quyền tác giả như công dân trong nước đó”

Khái niệm quốc gia gốc được xác định theo nguyên tắc luật quốc gia hoặc theo nguyên tắc lãnh thổ thùy thuộc vào việc tác phẩm đó đã được công bố hay chưa và việc công bố được thực hiện ở nước thành viên của liên minh hay ngoài liên minh. Khái niệm quốc gốc được quy định tại khoản 4 Điều 5 công ước Berne theo đó đối với những tác phẩm chưa công bố thì quốc gia gốc là nước mà tác giả là công dân (theo nguyên tắc luật quốc tịch). Còn đối với tác phẩm đã công bố thì quốc gia gốc chính là nước mà tại đó tác phẩm được công bố lần đầu tiên (theo nguyên tắc lãnh thổ). Trong trường hợp tác phẩm công bố cùng một lúc tại nhiều quốc gia thành viên thì quốc gia gốc là nước có thời hạn bảo hộ ngắn nhất. Theo điểm b khoản 4 Điều 5 của công ước quốc gia gốc là quốc gia thành viên của liên hiệp nếu các tác phẩm cùng công bố đồng thời ở một quốc gia liên hiệp và quốc gia ngoài liên hiệp. Những quốc gia gốc đối với tác phẩm điện ảnh là quốc gia liên hiệp mà nhà sản xuất có trụ sở hay nơi thường trú còn đối với tác phẩm kiến trúc là quốc gia thành viên nơi có tác phẩm kiến trúc, hội họa, tạo hình tọa lạc.

Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ, có thể áp dụng chế độ báo phục quốc (sự trả đũa) đối với công dân của những nước không thuộc liên minh nếu như nước đó “ không dành sự bảo hộ cần thiết đối với tác phẩm của tác giả là công dân nước thành viên”. Lúc này các nước thành viên có thể hạn chế sự bảo hộ những tác phẩm mà vào thời điểm công bố lần đầu tiên các tác giả của chúng lại là công dân của nước không tham gia công ước hoặc không có nơi cư trú chính thức trên lãnh thổ bất kì nước thành viên nào. Đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả mang tính lãnh thổ nên việc tạo ra quy tắc xử sự ổn định thống nhất và công bằng là vai trò của một đạo luật toàn cầu về quyền tác giả. Nguyên tắc này sẽ được hiểu một cách đơn giản hơn thông qua ví dụ sau đây: Nhạc phẩm Cho con là tác phẩm của Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu (công dân Việt Nam) được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam nhưng theo nguyên tắc đối xử quốc gia của công ước thì nhạc phẩm này sẽ được bảo hộ như là tác phẩm của chính công dân Thái Lan trên lãnh thổ Thái Lan với các quyền và lợi ích tương tự (Thái Lan là thành viên của công ước Berne).

Ngày nay sự phát triển của các đối tượng của quyền tác giả không còn hạn chế trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia cũng như trong khu vực đồng thời những vi phạm trong khu vực này đã vượt qua biên giới các nước đòi hỏi sự quan tâm hợp tác giải quyết chung của cộng đồng nên việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia sẽ đảm bảo sự ổn định của các mối quan hệ quốc tế và góp phần tạo nên quy tắc xử sự chung cho các quốc gia trên thế giới.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *