Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Một số vấn đề pháp lý quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu kết hợp

Nhãn hiệu kết hợp là gì? Một số vấn đề pháp lý về việc đăng ký nhãn hiệu kết hợp là gì? Những tiêu chí nào giúp phân biệt của nhãn hiệu kết hợp? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp có thêm thông tin khi đăng ký nhãn hiệu kết hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chức năng chính và bản chất của nhãn hiệu là để người tiêu dùng phân biệt một sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) của các cá nhân/pháp nhân này với cá nhân/pháp nhân khác. Chính vì vậy, việc quan trọng nhất ngay từ thời điểm khởi đầu việc kinh doanh đó là việc bảo hộ nhãn hiệu.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp xác lập quyền của chủ sở hữu với nhãn hiệu, khẳng định nhãn hiệu mang “tính khác biệt và độc nhất” so với các nhãn hiệu của các đối thủ cạnh. Điều này là cơ sở cho người tiêu dùng nhận ra 1 nhãn hiệu trong vô vàn nhãn hiệu trên thị trường. Trong nhiều loại nhãn hiệu, doanh nghiệp cũng hay gặp những khó khăn trong việc tìm hiểu vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo hộ/đăng ký nhãn hiệu kết hợp.

Nhãn hiệu kết hợp là gì?

Luật Sở hữu trí tuệ quy định về nhãn hiệu liên kết như sau:

“Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”.

Đặc điểm của nhãn hiệu kết hợp

  1. Nhãn hiệu này do cùng một chủ thể đăng ký hay còn gọi là chủ sở hữu.
  2. Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu liên quan đến nhau và tơng tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng 1 loại hay cùng 1 chủ sở hữu. Có thể hiểu, có hai trường hợp xảy ra đối với nhãn hiệu liên kết.
  3. Nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã có trước đó.
  4. Nhãn hiệu không trùng hoặc tương tự nhau nhưng chúng được dùng cho hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến nhau. Liên quan ở đây có thể được hiểu là hàng hóa, dịch vụ có công dụng, tính năng giống nhau, liên quan đến nhau.
Mot So Van De Phap Ly Dang Ky Nhan Hieu Ket Hop
Các nhãn hiệu Vinmart, Vinhome, Vinschool,.. là nhãn hiệu kết hợp

Thông thường, nhãn hiệu kết hợp được cấu tạo từ phần từ ngữ và phần hình ảnh, trong đó phần hình ảnh và phần từ ngữ thường minh họa lẫn cho nhau. Pháp luật Việt Nam hiện cũng chỉ có những qui định cụ thể về nhãn kết hợp giữa nhãn hiệu chữ và nhãn hiệu hình (điểm 39.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN).

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệ kết hợp

Về điều kiện bảo hộ đối với loại nhãn hiệu này thì khả năng phân biệt của nhãn hiệu kết hợp phải được đánh giá trong tổng thể sự kết hợp giữa các yếu tố tạo thành nhãn hiệu chứ không phải chỉ dựa trên việc xem xét khả năng phân biệt của từng yếu tố một cách riêng biệt. Mục 39.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định: một dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình kết hợp tạo thành một tổng thể có khả năng phân biệt. Cụ thể là các trường hợp như sau:

  • Dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình đều có khả năng phân biệt và tạo thành tổng thể có khả năng phân biệt.
  • Thành phần mạnh của nhãn hiệu (yếu tố tác động mạnh vào cảm giác của người tiêu dùng, gây chú ý và ấn tượng về nhãn hiệu khi quan sát) là dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình có khả năng phân biệt, mặc dù thành phần còn lại không có hoặc ít có khả năng phân biệt
  • Trường hợp dấu hiệu kết hợp gồm các dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng cách thức kết hợp độc đáo của các dấu hiệu đó tạo ra một ấn tượng riêng biệt thì tổng thể kết hợp đó vẫn được coi là có khả năng phân biệt
  • Dấu hiệu kết hợp gồm các thành phần chữ và hìnhg không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt trong qua trình sử dụng.
  • Dấu hiệu kết hợp gồm các thành phần chữ và hình không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng theo quy định tại điểm 39.5 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

Như vậy, những nhãn hiệu kết hợp giữa các yếu tố hình khối và từ ngữ hoặc hình ảnh luôn được coi là có sức biểu cảm và tính phân biệt cao. Việc áp dụng phổ biến loại nhãn hiệu kết hợp trong thục tiễn họat động thương mại đã chứng tỏ khả năng phân biệt nổi trội của loại nhãn hiệu này.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *