Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Những lưu ý về đăng ký nhãn hiệu và những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam 2021

Những lưu ý về đăng ký nhãn hiệu và câu hỏi thường gặp nhất khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây nhằm giải đáp phần nào những khúc mắc giúp chủ đơn thuận lợi hơn trong việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Những lưu ý về đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới năm 2021 tại Việt Nam

Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu: đặt tên nhãn hiệu

Lưu ý về sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp

Tên nhãn hiệu nên đồng nhất với tên riêng công ty để tránh được đối thủ cạnh tranh đăng ký tên thương mại có phần chữ nhãn hiệu của mình. Dù nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ rồi nhưng chủ nhãn hiệu không thể thực hiện xử lý vi phạm. Chủ nhãn hiệu không thể yêu cầu đối thủ chấm dứt hành vi xử dụng tên thương mại. Lý do đối thủ đã đăng ký tên thương mại trước ngày chủ nhãn hiệu được cấp bằng nhãn hiệu.

Ví dụ: Công ty đăng ký nhãn hiệu ABC và đã đặt tên công ty là Công ty TNHH ABC.

Lưu ý về sự đồng nhất giữa nhãn hiệu và tên miền

Chủ nhãn hiệu có thể lựa chọn thêm phương án đăng ký tên miền trùng tên nhãn hiệu. Bởi vì, cần có thời gian khoảng trên 01 năm để được xác lập quyền chủ sở hữu nhãn hiệu. Sau khi được cấp Văn bằng bảo hộ được quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt các hành vi: (i) Đối thủ cạnh tranh vi phạm về đăng ký tên thương mại chấm dứt hành vi vi phạm. (ii) Đối thủ cạnh tranh chấm dứt hành vi vi phạm về tên miền.

Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu: màu sắc nhãn hiệu

Màu sắc nhãn hiệu cũng là một những lưu ý về đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu được đăng ký tại Việt Nam thì nên ưu tiên đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen – trắng. Nó sẽ tối ưu và tiết kiệm được chi phí hơn so với đăng ký nhãn hiệu dưới dạng màu tuyệt tối.

Lưu ý về nhãn hiệu hình (logo), chữ, câu định vị (slogan)

Nhãn hiệu hình (logo): Có thể đăng ký độc lập nhãn hiệu hình hoặc kết hợp với phần chữ, câu định vị khi đăng ký.

Nhãn hiệu chữ: Khi đăng ký nhãn hiệu chứ có thể lựa chọn dạng chữ thường hoặc chữ cách điệu.

Thể hiện dưới dạng từ có nghĩa (Lưu ý: Không đặt tên nhãn hiệu mang ý nghĩa mô tả sản phẩm đăng ký như: mô tả tính chất của sản phẩm – ngon, ngọt…; mô tả nơi sản xuất của sản phẩm – Bưởi Năm Roi, Gốm Bát Tràng, Gốm Chu Đậu…).

Thể hiện dưới dạng số (Nếu nhãn hiệu chỉ có số, cần được thiết kế cách điệu các số, tạo sự khác biệt về cách thiết kế).

Thể hiện dưới dạng hình (hình ảnh cũng không mang tính chất mô tả sản phẩm).

Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu: thiết kế nhãn hiệu

Một trong những lưu ý về đăng ký nhãn hiệu tiếp theo là về thiết kế nhãn hiệu. Chủ nhãn hiệu cần thiết kế nhãn hiệu đảm bảo được tính độc đáo, nét riêng biệt với các chủ nhãn hiệu khác để đảm bảo có khả năng được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp mình.

Nhãn hiệu không nên thiết kế bao gồm: Hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ của các ngôn ngữ không thông dụng;

Nhãn hiệu không nên thiết kế có chứa dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nà  (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Trung, tiếng La tinh…)

Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ;

Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;

Nhãn hiệu không nên thiết kế là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ;

Trường hợp quý khách hàng có sử dụng các yếu tố loại trừ trong nhãn hiệu muốn đăng ký thì có thể thiết kế cách điệu nhằm tạo được dấu hiệu nhận biết đặc biệt riêng thì nhãn hiệu mới có khả năng được cấp bằng bảo hộ.

Cách tốt nhất để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu là tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn. Đây là điểm quan trọng trong lưu ý về đăng ký nhãn hiệu.

Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu: quyền ưu tiên ảnh hưởng đến đơn đăng ký nhãn hiệu

Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu tiếp theo là quyền ưu tiên . Đây là lưu ý quan trọng nhất trong các lưu ý về đăng ký nhãn hiệu. Bởi, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được xem là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên, và được ưu tiên bảo hộ.

Luu Y Ve Dang Ky Nhan Hieu
Những lưu ý về đăng ký nhãn hiệu và những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam năm 2021

Bởi vì, đăng ký nhãn hiệu có rất nhiều vấn đề, nếu không muốn bị Cục SHTT từ chối. Chủ doanh nghiệp cần phải nắm được các lưu ý về đăng ký nhãn hiệu.

Top những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2021

Câu hỏi: Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

Trả lời: Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam; Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Câu hỏi: Tại sao cần tra cứu nhãn hiệu?

Trả lời: Việc tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký là cần thiết nhưng không phải là thủ tục bắt buộc, việc tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu đánh giá được khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký, đồng thời tra cứu tìm ra nhãn hiệu có tương tự với các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký hay không? Từ đó, tiết kiệm được thời gian chờ đợi khi thẩm định nội dung đơn đăng ký mới biết nhãn hiệu có thể đăng ký được không.

Câu hỏi: Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn bao lâu?

Trả lời: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu nếu muốn được tiếp tục bảo hộ. Mỗi lần gia hạn, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ thêm 10 năm và không hạn chế số lần gia hạn.

Câu hỏi: Có phải sử dụng nhãn hiệu sau khi được cấp bằng bảo hộ hay không?

Trả lời: Nhãn hiệu sau khi được cấp bằng phải được sử dụng. Nếu nhãn hiệu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

Câu hỏi: Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên không?

Trả lời : như đã nêu trong phần lưu ý về đăng ký nhãn hiệu, Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong đăng ký nhãn hiệu (nguyên tắc first to file)

Câu hỏi: Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu là gì?

Trả lời: Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng.  Nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu là căn cứ để xác định phạm vi quyền và tính chi phí đăng ký nhãn hiệu. Một nhãn hiệu có thể được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm dịch vụ. Ví dụ: Nhãn hiệu OMO được đăng ký cho sản phẩm bột giặt (nhóm sản phẩm).

Câu hỏi: Nhãn hiệu có thể được sửa đổi sau khi đăng ký không?

Trả lời: Nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ không thể được sửa đổi sau khi đăng ký, trừ trường hợp sửa đổi để giới hạn danh mục hàng hóa,dịch vụ.

Câu hỏi: Có thể ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu đang trong giai đoạn thẩm định không?

Trả lời: Không. Ở Việt Nam, quyền đối với nhãn hiệu chỉ phát sinh trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Chính vì vậy, khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì khả năng ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự hay hoàn toàn giống với nhãn hiệu đang được thẩm định là rất khó.

Câu hỏi: Có thể sửa đổi nhãn hiệu đang trong giai đoạn thẩm định không?

Trả lời: Có. Với điều kiện là việc sửa đổi đó không làm thay đổi bản chất của nhãn hiệu so với khi nộp và/hoặc không mở rộng phạm vi bảo hộ của các sản phẩm/dịch vụ xin đăng ký, người nộp đơn có thể sửa đổi nhãn hiệu hoặc các sản phẩm/dịch vụ đăng ký trong giai đoạn thẩm định.

Câu hỏi: Thời hạn đăng ký mất bao lâu?

Trả lời: Theo pháp luật thời hạn đăng ký nhãn hiệu khoảng từ 12-15 tháng. Trên thực tế việc đăng ký từ khi bắt đầu đến khi được cấp bằng bảo hộ thường kéo dài khoảng 18-24 tháng.

Câu hỏi: Nếu không được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có được hoàn phí không?

Đơn đăng ký không được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì chủ đơn sẽ không được hoàn lại khoản phí đã nộp. Chủ đơn nếu không được cấp bằng bảo hộ sẽ không phải đóng tiền cấp bằng bảo hộ và phí công bố thông tin cấp bằng là: 360.000 đồng.

Câu hỏi: Đăng ký nhãn hiệu hết bao nhiêu tiền?

(Thông tin chi tiết các loại phí đăng ký nhãn hiệu tại đây)

Câu hỏi: Mẫu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu có thể lấy ở đâu?

Trả lời: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là tài liệu quan trọng nhất khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, tờ khai đăng ký nhãn hiệu có thể được lấy từ Cục SHTT.

Với những lưu ý về đăng ký nhãn hiệu và những câu hỏi thường gặp trên đây hi vọng sẽ giúp được các doạnh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *