Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar

Bài viết này nhằm cung cấp thông tin mới nhất về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar.

Có thể bạn quan tâm

Luật nhãn hiệu mới của Myanmar đã được đưa vào hiệu lực bởi Nghị viện. Bộ luật mới dự kiến ​​sẽ hệ thống hóa các thủ tục đăng ký nhãn hiệu và tuân thủ theo các tiêu chuẩn Quốc tế để Myanmar tham gia vào các Hiệp ước Quốc tế về Sở hữu Trí tuệ cũng như WTO. Bộ luật mới đã thay thế hệ thống First to use (Nguyên tắc sử dụng đầu tiên) cũ kĩ không còn hiệu quả bằng hệ thống First to file (Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên) mới. Bộ luật mới này sẽ giúp gắn liền Myanmar với các quốc gia ASEAN khác.

Các tài liệu cần thiết để đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar

  • Tên và địa chỉ của chủ sở hữu;
  • Mẫu nhãn hiệu được đề xuất rõ ràng;
  • Danh sách hàng hóa và/hoặc dịch vụ theo nhóm (giống với những hàng hóa và/hoặc dịch vụ đã được ghi với Cơ quan đăng ký);
  • Yêu cầu quyền ưu tiên (nếu có) và các tài liệu hỗ trợ;
  • Yêu cầu về màu sắc của nhãn hiệu;
  • Bản scan hồ sơ tuyên bố quyền sở hữu hoặc gia hạn của Cơ quan đăng ký;
  • Nếu nhãn hiệu đã được sử dụng ở Myanmar, bằng chứng sử dụng và ngày sử dụng đầu tiên.

Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar

Việc thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện qua 5 bước sau:

  • Gửi đơn đăng ký;
  • Thẩm định hình thức;
  • Thẩm định nội dung;
  • Công bố đơn, các bên liên quan có thể phản đối đơn đăng ký trong thời gian này;
  • Cấp văn bằng bảo hộ nếu đơn đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ.

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar

Ngôn ngữ: Đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải được viết bằng tiếng Myanmar hoặc tiếng Anh. Người nộp đơn chỉ phải nộp bản dịch tiếng Myanmar hoặc tiếng Anh khi có yêu cầu từ cơ quan đăng ký.

Thông tin và tài liệu cần thiết trong đơn đăng ký nhãn hiệu ở Myanmar:

  • Tên và địa chỉ của người nộp đơn;
  • Nếu đơn do đại diện SHTT nộp thì phải cung cấp tên và địa chỉ của đại diện SHTT;
  • Thông tin và mô tả của nhãn hiệu;
  • Nhóm và danh mục hàng hóa/dịch vụ phù hợp với phân loại hàng hóa/dịch vụ quốc tế;
  • Nếu người nộp đơn đăng ký thay mặt cho một tổ chức thì phải cung cấp số đăng ký, loại và quốc gia của tổ chức đó;
  • Trường hợp người nộp đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì cần kèm theo các tài liệu chứng minh người nộp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
  • Trường hợp các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự được nộp bởi những người nộp đơn khác nhau với ngày nộp đơn khác nhau, đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn sớm nhất sẽ được cấp văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng các tiêu chí bảo hộ.

Các cơ sở của việc từ chối nhãn hiệu

  • Nhãn hiệu có các điều khoản cấm theo Luật mới của Myanmar;
  • Nhãn hiệu đi ngược lại đạo đức cộng đồng, tín ngưỡng hoặc văn hóa của Myanmar;
  • Nhãn hiệu có biểu tượng quốc kỳ; biểu tượng của Nhà nước; biểu tượng của tổ chức chính phủ, tổ chức liên chính phủ; biểu tượng của Nhà nước, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế; cờ, biểu tượng của Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ.
  • Nhãn hiệu có biểu tượng được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Myanmar là thành viên. Ký hiệu không được chấp nhận đăng ký làm nhãn hiệu.

Phản đối và chấm dứt văn bằng bảo hộ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể gửi đơn phản đối bằng văn bản quy định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhãn hiệu được công bố. Nếu không có đơn phản đối nào được đệ trình trong thời gian này, nhãn hiệu sẽ được chấp nhận bảo hộ nếu MIPO yêu cầu phải trả phí đăng ký.

Theo yêu cầu của các bên có quyền và lợi ích liên quan, Cơ quan đăng ký sẽ quyết định chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu đã đăng ký nếu nhãn hiệu đó không được sử dụng trong thời hạn 3 năm liên tục kể từ ngày đăng ký mà chủ sở hữu nhãn hiệu không cung cấp được lý do chính đáng cho việc không sử dụng này.

 

 

 

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *