Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Hướng dẫn pháp lý về việc đăng ký nhãn hiệu ở Singapore

Đăng ký nhãn hiệu ở Singapore là một trong những điều quan trọng nhất doanh nghiệp cần biết nếu muốn mở rộng kinh doanh tại quốc gia mặc dù diện tích nhỏ, dân số ít nhưng vẫn được coi là cường quốc khu vực tại Đông Nam Á cũng như là một Tiểu cường quốc trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Singapore là quốc gia duy nhất ở Châu Á có xếp hạng chủ quyền AAA từ tất cả các tổ chức xếp hạng lớn. Đất nước này là một trung tâm tài chính và vận tải biển lớn và được xác định là thiên đường thuế. Singapore được đánh giá cao trong nhiều chỉ số xã hội chính như: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, chất lượng cuộc sống, an toàn cá nhân và nhà ở.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường này và một trong những bước chuẩn bị quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần thực hiện trước khi mở rộng sang quốc gia này là tìm hiểu thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở Singapore.

Nhãn hiệu ở Singapore

Dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu ở Singapore có thể là bất kỳ chữ cái, từ ngữ, tên gọi, chữ ký, chữ số, hình mẫu bao gói, nhãn hàng, hình mô phỏng, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên.

Nhìn chung, nhãn hiệu ở Singapore là nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một bên với hàng hóa hoặc dịch vụ của các bên khác, hay nói cách khác, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước liên quan đến hàng hóa/dịch vụ cùng loại, không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng, không được trái với pháp luật hoặc đạo đức xã hội, không chỉ dẫn sai nguồn gốc địa lý của hàng hóa.

Các loại nhãn hiệu sau đây có thể được đăng ký nhãn hiệu ở Singapore: Nhãn hiệu hàng hóa, Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận.

Các dấu hiệu bị cấm đăng ký nhãn hiệu ở Singapore

Một dấu hiệu bị cấm đăng ký nhãn hiệu ở Singapore nếu nó có một trong các tiêu chí sau:

  • Dấu hiệu biểu thị chủng loại, chất lượng, số lượng, mục đích dự định, giá trị, thời điểm sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ;
  • Dấu hiệu bao gồm họ hoặc tên địa lý thông thường;
  • Dấu hiệu không thể biểu diễn bằng đồ thị;
  • Dấu hiệu không thể phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một bên với hàng hóa hoặc dịch vụ của những người khác;
  • Dấu hiệu tương tự một phần hoặc toàn phần với nhãn hiệu hiện đã đăng ký hoặc ở trạng thái đang chờ xử lý;
  • Dấu hiệu gây hiểu lầm cho công chúng về bản chất của hàng hoá hoặc dịch vụ.

Cụ thể, các dấu hiệu sau và các dấu hiệu có bản chất tương tự sẽ bị cấm đăng ký làm nhãn hiệu ở Singapore:

  • Dấu hiệu tượng trưng cho Tổng thống Singapore;
  • Dấu hiệu liên quan đến quân đoàn Anzac thời kỳ thế chiến thứ nhất.
  • Dấu hiệu đặc trưng cho Chữ thập đỏ (chữ thập có màu đỏ trên nền bạc hoặc nền trắng, chữ thập đỏ Liên bang Thụy sĩ,…)
  • Dấu hiệu là các biểu tượng như Quốc huy Cộng hòa Singapore, huy hiệu của quân đội Tổng thống, của Hoàng gia, huy hiệu và các hình vẽ biểu tượng gây nhầm lẫn với những dấu hiệu trên.
  • Dấu hiệu là các biểu tượng của Hoàng gia hoặc Hoàng đế như vương miện, cờ nước Cộng hòa hoặc cờ Hoàng gia, cờ Hoàng đế.

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu ở Singapore

Những lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu ở Singapore bao gồm:

  • Quyền sử dụng độc quyền nhãn hiệu;
  • Quyền phát hiện, hạn chế và ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền của các bên khác;
  • Thu được lợi ích ngày càng lớn từ giá trị thị trường của nhãn hiệu;
  • Tạo uy tín, sự tin tưởng cho khách hàng;
  • Đạt được sự công nhận trên thị trường;
  • Quyền cấp phép sử dụng cho mục đích thương mại cho bên thứ ba;
  • Nhận được các khoản giảm thuế lên tới 400% từ Chính phủ Singapore theo Chương trình Tín dụng Năng suất và Đổi mới;

Các tài liệu cần thiết để đăng ký nhãn hiệu ở Singapore

Các tài liệu cần thiết để đăng ký nhãn hiệu ở Singapore bao gồm:

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu ở Singapore;
  • Thông tin chi tiết của người nộp đơn (tên, quốc tịch, và địa chỉ,…);
  • Thông tin chi tiết của người đại diện hoặc luật sư (tên, quốc tịch và địa chỉ,…);
  • Phân loại hàng hóa và/hoặc dịch vụ;
  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Các giấy tờ ưu tiên (Nếu có);
  • Phí theo quy định;
  • Các tài liệu cần thiết khác.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở Singapore

Để được bảo hộ nhãn hiệu ở Singapore, người nộp đơn cần nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Singapore cho Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Singapore (IPOS).

Sau khi nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu ở Singapore, thẩm định viên sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng để kiểm tra xem đơn đăng ký có tuân thủ Luật nhãn hiệu Singapore hay không và nhãn hiệu dự định đăng ký có tương tự với các nhãn hiệu đang chờ xử lý hoặc đã đăng ký trong hệ thống hay không.

Thủ tục từ chối/phản đối đăng ký nhãn hiệu ở Singapore

Trong trường hợp có vấn đề với đơn đăng ký nhãn hiệu ở Singapore và thẩm định viên cho rằng đơn đăng ký nhãn hiệu đó không đủ tiêu chuẩn, IPOS sẽ gửi thư nêu rõ các yêu cầu cần thiết để chỉnh sửa lại đơn cho đúng tiêu chuẩn.

Sau khi nhận được thư thông báo, người nộp đơn và/hoặc đại diện của họ phải gửi phản hồi trong vòng 4 tháng.

Nếu người nộp đơn cảm thấy thời gian phản hồi quá gấp, họ có thể yêu cầu gia hạn thời gian phản hồi để thu thập đủ các tuyên bố và bằng chứng hỗ trợ cho vụ của họ.

Nếu người nộp đơn không gửi phản hồi trong khoảng thời gian quy định, nhãn hiệu đó sẽ được coi là Bị rút lại (Withdrawal).

Đăng ký nhãn hiệu ở Singapore

Nếu không tìm thấy vấn đề nào trong đơn, đơn đăng ký nhãn hiệu ở Singapore sẽ được công bố trong vòng 2 tháng. Trong thời hạn này, bất kỳ bên thứ ba nào cảm thấy quyền của mình bị vi phạm có thể đệ đơn phản đối việc đăng ký nhãn hiệu.

Hướng Dẫn Pháp Lý Về Việc đăng Ký Nhãn Hiệu ở Singapore
Hướng Dẫn Pháp Lý Về Việc Đăng Ký Nhãn Hiệu ở Singapore

Giống như quy trình IPOS từ chối nhãn hiệu, nếu có sự phản đối từ bên thứ 3, IPOS sẽ thông báo cho người nộp đơn và/hoặc đại diện của họ. Người nộp đơn cần phải trả lời trong một khoảng thời gian nhất định sau khi nhận được thông báo.

Sau khi nghe lập luận từ cả hai bên, IPOS sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này và quyết định xem nhãn hiệu đó có thể đăng ký được hay không.

Nếu không có phản đối nào hoặc nếu người nộp đơn thắng trong yêu cầu hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu ở Singapore, IPOS sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ở Singapore cho người nộp đơn.

Nhãn hiệu đăng ký sẽ được bảo hộ trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Mỗi 10 năm một lần, chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn gia hạn nhãn hiệu trong vòng 6 tháng trước ngày hết hạn để gia hạn hiệu lực của nhãn hiệu thêm 10 năm.

Lưu ý cần chú ý khi đăng ký nhãn hiệu ở Singapore

Công ước Paris

Singapore là thành viên của Công ước Paris nên doanh nghiệp Việt Nam, cũng như doanh nghiệp của các quốc gia khác là thành viên của Công ước Paris, có thể xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Singapore.

Tuy nhiên, quyền ưu tiên chỉ được thành lập nếu như doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ở Singapore đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên tại một trong các quốc gia thành viên Công ước Paris trong vòng 6 tháng trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Singapore và đơn đăng ký phải có cùng một đối tượng nhãn hiệu.

Ngoài ra, yêu cầu nộp đơn tại quốc gia thành viên cũng có thể được thay thế nếu như người nộp đơn đã có hàng hóa mang nhãn hiệu được trưng bày tại một triển lãm quốc tế chính thức tại một trong các quốc gia thành viên của công ước Paris.

Ngày nộp đơn tại Singapore sẽ được tính theo ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày hàng hóa được trưng bày tại triển lãm quốc tế đó.

Hệ thống Madrid

Singapore không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa. Chính vì vậy, người nộp đơn muốn xác lập quyền sở hữu và quyền sử dụng độc quyền nhãn hiệu ở Singapore chỉ có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Singapore tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc đăng ký trực tuyến qua mạng internet.

Dịch vụ của ASLaw

  • Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành nộp hồ sơ.
  • Tra cứu sơ bộ và đánh giá, tư vấn phương án cụ thể đối với khả năng đăng ký nhãn hiệu.
  • Tiến hành phân nhóm, tư vấn đăng ký bảo hộ các nhóm ngành liên quan.
  • Soạn thảo hồ sơ, tài liệu phục vụ cho quá trình nộp đơn đăng ký.
  • Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ.
Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *