Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm chức năng

Đăng ký nhãn hiệu cho Thực phẩm chức năng (TPCN) (tiếng Anh: functional foods) hiện nay đang được các tổ chức, cá nhân hết sức quan tâm. Việc đăng ký nhãn hiệu cho TPCN được tiến hành như sau.

Có thể bạn quan tâm

Trên thị trường Việt Nam, TPCN được bày bán rất nhiều, đây là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và được bổ sung thêm các dưỡng chất khi chế biến.

Thế giới hiện đại đang quay về với các hợp chất thiên nhiên có trong động vật và cây cỏ, khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và nền văn minh ẩm thực của các dân tộc phương Đông, hạn chế tối đa việc đưa hóa chất vào cơ thể – thủ phạm của các phản ứng phụ, quen thuốc, nhờn thuốc. Với những thành công bước đầu đã đạt được, cộng thêm những tiềm năng to lớn của tài nguyên sinh học là những cơ sở quan trọng để chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các loại  TPCN – một lĩnh vực có nhiều triển vọng.

TPCN được biết đến với nhiều tác dụng và công dụng như: chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật, hỗ trợ làm đẹp, tạo cho con người có sức khỏe sung mãn, hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng và bệnh tật. Nhu cầu sống khỏe sống đẹp của con người ngày càng tăng, tuy nhiên, vấn đề cần nhận thấy ở đây đó là nhận thức về TPCN còn hạn chế. Người tiêu dùng vẫn e dè khi tiếp xúc với TPCN do thiếu thông tin thực tiễn về tác dụng cũng như cách sử dụng TPCN, không phân biệt được hàng giả, hàng nhái trên thị trường.

Vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu cho TPCN là vô cùng cần thiết.

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu cho TPCN?

+ Xác lập cơ sở pháp lý cho việc xác định quyền sở hữu của doanh nghiệp với nhãn hiệu TPCN đó dưới sự bảo hộ của pháp luật;

+ Là dấu hiệu để người tiêu dùng nhận biết các loại TPCN khác nhau;

+ Là bước quan trọng để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm TPCN đó sau này;

+ Là công cụ tiếp thị và là cơ sở để tạo dựng uy tín và hình ảnh của thương hiệu TPCN đó; ngăn chặn các cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu tương tự, gây nhầm lẫn.

 Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm chức năng:

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

+ Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

+ Giấy ủy quyền theo mẫu

+ Các chứng từ phí, lệ phí

Các bước tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bước 1: Thẩm định hình thức trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn

Bước 2: Công bố đơn trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ

Bước 3: Thẩm định nội dung trong vòng 9-12 tháng kể từ ngày đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được công bố

Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ trong vòng 1 tháng

Mách nhỏ cho bạn, nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu thì bạn nên tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu, tránh trường hợp sau hơn 1 năm chờ đợi kết quả bạn nhận được là quyết định từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ.

Cách thức nộp đơn

– Nộp trực tiếp tới trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc nộp tại văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;

– Nộp đơn đăng ký thông qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ;

ASLaw đại diện sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu Trí tuệ sẵn sàng cung cấp cho quý khách dịch vụ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

– Tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu;

– Tra cứu sơ bộ và tư vấn về khả năng đăng ký của nhãn hiệu;

– Tư vấn lựa chọn nhóm ngành đăng ký;

– Tiến hành tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Soạn thảo bộ hồ sơ phục vụ cho việc đăng ký nhãn hiệu;

– Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Thay mặt quý công ty tiến hành mọi thủ tục cần thiết cho đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (nếu có).

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *