Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Thế nào là dấu hiệu không được bảo hộ riêng trong nhãn hiệu?

Đối với nhãn hiệu, có những dấu hiệu sẽ không được coi là dấu hiệu phân biệt. Nói cách khác là các dấu hiệu không thể được đăng ký bảo hộ độc lập. Vậy thế nào là dấu hiệu không được bảo hộ riêng trong nhãn hiệu và chúng bao gồm những dấu hiệu gì?

Có thể bạn quan tâm

Dau Hieu Khong Duoc Bao Ho Rieng
Dấu hiệu không đưuọc bảo hộ riêng

Thế nào là dấu hiệu không được bảo hộ riêng?

Là những dấu hiệu mà nếu như nhãn hiệu chỉ có các dấu hiệu không được bảo hộ riêng, nhãn hiệu sẽ bị từ chối bảo hộ. Những dấu hiệu này cần phải đi kèm với các dấu hiệu có tính phân biệt khác mới có khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Phân biệt dấu hiệu không được bảo hộ riêng với dấu hiệu cấm

Cả hai dấu hiệu đều có thể bị từ chối đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên:

  • Dấu hiện không được bảo hộ riêng CÓ THỂ có trong nhãn hiệu. Nhãn hiệu chỉ bị từ chối khi nó có DUY NHẤT dấu hiệu không được bảo hộ riêng. Muốn đăng ký các nhãn hiệu trong trường hợp này cần phải có các yếu tố phân biệt khác không nằm trong dấu hiệu không được bảo hộ riêng và cấm.
  • Dấu hiệu cấm TUYỆT ĐỐI không được xuất hiện trong nhãn hiệu. Tức là chỉ cần XUẤT HIỆN trong nhãn hiệu, thì nhãn hiệu sẽ bị từ chối. Muốn đăng ký được cần phải LOẠI BỎ các dấu hiệu này.

Dấu hiệu không được bảo hộ riêng bao gồm những dấu hiệu nào?

Theo khoản 2 điều 74 Luật sở hữu trí tuệ quy định về các trường hợp không được bảo hộ riêng; còn gọi là nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt:

  • Những từ dùng để mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ như DÂU TÂY cho các loại đồ uống, ẤM ÁP cho máy sưởi hoặc TOÀN CẦU cho những dịch vụ vận chuyển hàng hóa;
  • Thông thường những từ hoặc cụm từ như TRẮNG TUYỆT ĐỐI cho giấy, hoặc THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG cho những dịch vụ tái chế;
  • Những tên phổ biến;
  • Những tên địa danh, đặc biệt là những tên của các thành phố, thị trấn hay tên của vùng ngoại ô hoặc ranh giới cho những hàng hóa hoặc dịch vụ mà bạn muốn gắn nhãn hiệu;
  • Những chữ viết tắt, những từ cấu tạo bằng những chữ đầu của một nhóm từ, các con số hoặc những chữ cái phổ biến đã được sử dụng liên quan tới hàng hóa;
  • Chỉ những hệ chữ Latin mới có khả năng được bảo hộ, các hệ chữ tượng hình như chữ Phạn, chữ Hán, chữ của người Ả rập… sẽ không được bảo hộ riêng.
  • Quá nhiều chữ hoặc hình vẽ quá phức tạp hoặc hình vẽ đơn giản như hình tròn, hình tam giác, hình vuông bị đánh giá là không được bảo hộ riêng.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *