Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Chủ sở hữu nhãn hiệu

Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.

Cần phải làm gì để đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu

Bước 1: Xác định được những sản phẩm/ dịch vụ sẽ kinh doanh trong thời gian tới

Do mỗi nhãn hiệu chỉ được độc quyền cho các sản phẩm/ dịch vụ mà nó đăng ký kèm theo trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Chính vì vậy việc xác định được mục tiêu, phương hướng hoạt động trong tương lai để đưa ra được các sản phẩm/ dịch vụ mà mình sẽ cung cấp ra thị trường chính là điều đầu tiên mà các cá nhân, tổ chức cần liệt kê được trước khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Bước 2: Lựa chọn đại diện sở hữu trí tuệ

+ Không ai am hiểu pháp luật, thủ tục đăng ký bằng các đại diện sở hữu công nghiệp. Thay vì phải mất thời gian để tìm hiểu thủ tục, tiến hành nộp đơn, theo dõi đơn…hãy liên hệ với các đại diện sở hữu công nghiệp để được trợ giúp với những dịch vụ tốt nhất

   + Việc đăng ký nhãn hiệu không khó và được hướng dẫn rất nhiều trên internet cũng như tại Cục sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên nếu thực sự là một nhà kinh doanh với những chiến lược, thu chi rõ ràng thì việc tìm tới các đại diện sở hữu công nghiệp để sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu luôn được ưu tiên.

Bước 3:  Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu

Bước 4: Soạn thảo hồ sơ, nộp đơn và theo dõi hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu

 + Nộp đơn trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

 + Thông qua các đại diện sở hữu công nghiệp (ưu tiên)

Bước 5:  Sử dụng nhãn hiệu

 + Sau khi được cấp giấy chứng nhận nếu trong vòng 5 năm liên tiếp mà chủ sở hưu không sử dụng nhãn hiệu trên thực tế thì nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ hiệu lực

Bước 6: Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ có hiệu lực từ ngày cấp bằng và kéo dài trong thời hạn 10 năm kể từ ngày đăng ký. Chính vì vậy hết thời hạn 10 năm kể từ ngày đăng ký (nếu được cấp bằng) thì chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực để tiếp tục duy trì hiệu lực cho văn bằng

Chúng tôi có đủ chức năng, kinh nghiệm để cung cấp cho bạn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam và quốc tế.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *