Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Hỏi đáp về kiến thức nhãn hiệu

Bài viết dưới đây do Công ty TNHH tư vấn A&S (ASLaw) đại diện sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Mục đích của bài viết là nhằm cung cấp những thông tin cơ bản cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu kiến thức về nhãn hiệu hàng hóa hay có mong muốn bảo hộ nhãn hiệu.

Bài viết được thực hiện theo dạng hỏi đáp, các vấn đề được đưa ra và được giải quyết một cách đơn giản và dễ hiểu. Bài viết sẽ được ASLaw cập nhật thường xuyên, nếu bạn có câu hỏi mà trong danh sách của chúng tôi chưa có hay chưa hiểu dõ vấn đề đưa ra, vui lòng liên hệ tới số 0972817669 hoặc Email:  attorneythich@gmail.com để được tư vấn chi tiết hơn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

1, Nhãn hiệu là gì? Những thuật ngữ tương tự?

Trả lời:

– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của bên này với bên kia. Những dấu hiệu trong nhãn hiệu có thể là chữ hoặc hình ảnh hay cả hai yếu tố trên. Pháp luật Việt Nam không bảo hộ những nhãn hiệu có dấu hiệu không nhìn thấy được như âm thanh, mùi vị.

– Trong thực tế có nhiều thuật ngữ tương tự với thuật ngữ “nhãn hiệu” như “thương hiệu”, “logo”. Trong các văn bản pháp luật Việt Nam chỉ có một thuật ngữ duy nhất là “nhãn hiệu”.

* Giữa những thuật ngữ có điểm gì khác biệt?

– “Logo” cũng là một loại “nhãn hiệu”. Nhưng “logo” chỉ chứa dấu hiệu là hình ảnh, còn “nhãn hiệu” chứa dấu hiệu rộng hơn bao gồm chữ và hình ảnh. Sau đây là một vài nhãn hiệu chỉ có hình ảnh và được gọi là “logo”.

– “Thương hiệu” là một phạm trù rất rộng và rộng hơn rất nhiều so với “nhãn hiệu”. “Thương hiệu” bao gồm nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín, sự tin tưởng của người tiêu dùng đối sản phẩm dịch vụ, thuật ngữ này vừa bao gồm những yếu tố hữu hình, vừa bao gồm những yếu tố vô hình. “Thương hiệu” là cái rất dễ mất đi nếu công ty của bạn không còn nhận được niềm tin của khách hàng. Còn “nhãn hiệu” là yếu tố khó mất đi nếu “nhãn hiệu” đã được đăng ký bảo hộ.

2, Đăng ký nhãn hiệu là gì? Nếu không đăng ký có sao không?

Trả lời: Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính không bắt buộc, được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đăng ký nhãn hiệu chỉ bắt buộc khi bạn có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu.

Không đăng ký thì bạn sẽ không nhận được sự bảo hộ của nhà nước đối với nhãn hiệu của mình.

3, Thủ tục đăng ký nhãn hiệu có phức tạp không?

Trả lời: Hiện nay nhà nước ta đang đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, các thủ tục đã đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng việc đăng ký nhãn hiệu cơ bản là phức tạp và nhiều khi kết quả đăng ký không thành công nếu bạn không có hiểu biết về vấn đề này. Không thành công có nghĩa là nhãn hiệu của bạn không được cấp văn bằng bảo hộ.

4, Làm thế nào để đăng ký nhãn hiệu đơn giản hơn?

Trả lờiCó 2 cách đăng ký nhãn hiệu

– Thứ nhất: Tự bạn đến cơ quan nhà nước và làm theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước.

– Thứ hai: Thông qua đại diện Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ công nhận để họ đứng ra thay mặt bạn thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Phương án này được chúng tôi khuyến khích thực hiện vì một số lý do, bạn có thể tham khảo “Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu”

5, Đại diện Sở hữu công nghiệp là gì?

Trả lờilà những tổ chức, cá nhân được phép đứng ra đại diện cho khách hàng tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu đối với các thành quả nghiên cứu triển khai có thể áp dụng công nghiệp. Tại Việt Nam đối tượng Sở hữu công nghiệp có thể là: 1- sáng chế,2- giải pháp hữu ích,3- kiểu dáng công nghiệp,4- nhãn hiệu,6- chỉ dẫn địa lý,7- thiết kế bố trí mạch tích hợp,ngoài ra còn có tên thương mại và bí quyết kinh doanh.

Bạn có thể tham khảo danh sách các đại diện trên trang website của Cục Sở hữu trí tuệ www.noip.gov.vn

6, ASLaw có phải là đại diện sở hữu công nghiệp hay không?

Trả lờiCông ty TNHH tư vấn A&S tự hào là một đại diện sở công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận, được ghi nhận trong danh sách các đại diện của Cục.

Với tư cách đại diện Sở hữu công nghiệp, ASLaw sẵn sàng:

– Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền;

– Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu;

– Soạn thảo tờ khai, hồ sơ tài liệu cần thiết;

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và theo dõi hồ sơ cho tới khi có kết quả, thay quý khách trả lời các thông báo, công văn của Cục, đây là dịch vụ mà bên tư vấn không có tư cách đại diện không thể thực hiện được mà quý khách hàng buộc phải tự mình soạn công văn trả lời và nộp cho Cục;

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho khách hàng;

– Dịch vụ duy trì hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký;

– Phối hợp xử lý vi phạm (nếu có).

7, Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu

Trả lờiMọi cá nhân tổ chức kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa của mình

8, Cần chú ý gì khi thiết kế nhãn hiệu, thương hiệu, logo?

Trả lờiĐể nhãn hiệu của bạn vừa đẹp vừa đảm bảo khả năng được pháp luật bảo hộ, bạn nên tham khảo những tiêu chí mà chúng tôi đưa ra như sau:

– Tuyệt đối không được có những dấu hiệu có thể ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội;

– Không đưa các dấu hiệu như Quốc kỳ, Quốc huy, biệu tượng của các tổ chức chính trị, xã hội, ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc của Việt Nam và thế giới vào trong nhãn hiệu;

– Đảm bảo không trùng hoặc tương tự với bên khác;

– Những yếu tố mô tả lại sản phẩm, dịch vụ mà bạn định đăng ký;

– Những yếu tố gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng công dụng cũng không nên cho vào nhãn hiệu;

– Những yếu tô mang tính phổ biến, rộng rãi cũng không nên đưa vào nhãn hiệu vì sẽ không được bảo hộ yếu tố đó;

– Quá nhiều chữ và không theo một trật tự hay hình ảnh quá rắc rối cũng sẽ không được bảo hộ;

– Chúng tôi khuyên nghị các bạn nên lấy tên riêng để đưa vào nhãn hiệu vì tên riêng sẽ có khả năng đăng ký cao hơn.

9, Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu thì việc tôi nên làm trước tiên là gì?

Trả lời: Khi bạn có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu bạn nên kiểm tra khả năng đăng ký của nhãn hiệu đó, để đảm bảo việc đăng ký sẽ thành công. Để thực hiện tra cứu, bạn có thể liên hệ với các đại diện sở hữu công nghiệp để được sự tư vấn cụ thể.

ASLaw sẵn sàng hỗ trợ bạn thực hiện tra cứu sơ bộ miễn phí, kết quả sẽ được gửi cho bạn ngay trong ngày. Gửi mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký vào email: attorneythich@gmail.com hoặc gọi tới tel: 0914195266

10, Thời gian đăng ký nhãn hiệu là bao lâu?

Trả lời: Thời gian đăng ký nhãn hiệu sẽ kéo dài từ 14 đến 16 tháng, trải qua các giai đoạn như sau

– Giai đoạn 1: thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu kéo dài từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày nộp đơn;

– Giai đoạn 2: công bố đơn trong thời gian 2 tháng;

– Giai đoạn 3: thẩm định nội dung đơn đăng ký từ 9 đến 10 tháng;

– Giai đoạn 4: cấp văn bằng từ 3 đến 4 tháng.

11, Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được cơ quan nào xử lý?

Trả lời: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết đơn đăng ký là Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung,quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn có thể nộp đơn tại hai văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, địa chỉ cụ thể như sau:

– Tại Đà Nẵng: 26 Nguyễn Chí Thanh – Tp. Đà Nẵng

– Tại Hồ Chí Minh: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

12, Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những gì?

Trả lời: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những tài liệu sau

– Tờ khai theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ, để làm tờ khai, bạn có thể liên hệ với ASLaw để được tư vấn cụ thể 0914195266 hoặc email: attorneythich@gmail.com

– Mẫu nhãn hiệu theo quy đinh;

– Danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký.

Tham khảo bài viết “Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

13, Tỷ lệ thành công khi đăng ký nhãn hiệu là 100%?

Trả lời:

ASLaw xin được khẳng định việc đăng ký nhãn hiệu không bao giờ đạt tỷ lệ trên. Sở dĩ không đạt là do nhiều yếu tố. Trước hết theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ai nộp đơn trước thì người đó có quyền trước. Nguồn dữ liệu để kiểm tra thì lại không được cập nhật thường xuyên và đầy đủ. Vấn đề quyền ưu tiên trong thời gian 6 tháng của Công ước Paris khi đơn xin được hưởng quyền ưu tiên, các yếu tố đó khiến khả năng đăng ký nhãn hiệu chỉ đạt 50 đến 60%.

14, Phương hướng nâng cao tỷ lệ thành công khi đăng ký nhãn hiệu:

Trả lời:

Thực hiện tra cứu thông qua các đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp và nộp đơn trong thời gian sớm nhất sau tra cứu.

15, Hiệu lực của Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Trả lời:

– Hiệu lực theo thời gian: Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm, có thể gian hạn liên tục, mỗi lần 10 năm.

– Hiệu lực theo không gian: Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ đăng ký.

16, Đăng ký nhãn hiệu quốc tế bằng cách nào?

Trả lời:

– Đăng ký trực tiếp tại quốc gia có nhu cầu cần bảo hộ;

– Đăng ký theo hệ thống điều ước quốc tế về đăng ký nhãn hiệu: Hệ thống Madrid, Hệ thống CTM.

Bài viết được cập nhật ngày 02/08/2016.

Để đươc tư vấn về sở hữu trí tuệ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư:  ĐỐ BÁ THÍCH

Mobile0914195266

Email: attorneythich@gmail.com

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *