Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Tổng quan về doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2021

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh khác nhau. Do sự đơn giản hóa thủ tục thành lập nên ngày nay, số lượng các doanh nghiệp ở Việt Nam đã gia tăng đột biến, bất chấp khủng hoảng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, kể cả những chủ doanh nghiệp uy tín cũng không hoàn toàn hiểu rõ được bản chất của doanh nghiệp. Vậy, doanh nghiệp là gì? Bản chất của doanh nghiệp là gì? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Quan Về Doanh Nghiệp ở Việt Nam Năm 2021

Doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Hay nói đơn giản, doanh nghiệp là một tổ chức đi tìm kiếm các phương tiện sản xuất và sử dụng các phương tiện này để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ được đem bán, trao đổi trên thị trường.

Các loại hình doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp 2020 quy định 4 loại hình doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, (DNTN), Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH), Công ty cổ phần (CTCP), Công ty hợp danh (CTHD).

Doanh nghiệp tư nhân

Theo khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra:

  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

Công ty trách nhiệm hữu hạn

a) Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Theo khoản 1 Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Trong đó:

  • Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Luật này.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 

b) Công ty TNHH một thành viên: Theo khoản 1 Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Trong đó:

  • Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty TNHH một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Công ty cổ phần

Theo khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định trong Luật này.

Ngoài ra, Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty để huy động vốn.

Công ty hợp danh

Theo khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Ngoài ra, Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất Việt Nam hiện nay

Hiện nay, khi muốn bắt đầu kinh doanh và chọn loại hình doanh nghiệp cho mình, ai cũng muốn chọn được loại hình doanh nghiệp tốt nhất, phổ biến nhất, phù hợp nhất. Tuy nhiên, điều này lại không đơn giản như vậy.

Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu điểm và nhược điểm của riêng nó. Muốn tìm được loại hình doanh nghiệp phù hợp với mỗi cá nhân, tổ chức khác nhau lại phải đánh giá dựa trên số lượng thành viên, số lượng vốn góp hay mong muốn, ‘tham vọng’ của chủ doanh nghiệp. Do đó, rất khó để xác định xem loại hình doanh nghiệp nào là phù hợp nhất, tốt nhất với từng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu xét trên bảng khảo sát tổng số lượng doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam thì loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng lớn nhất là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

Các yếu tố quan trọng cần biết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Khi bắt đầu kinh doanh thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, các chủ doanh nghiệp cần phải trả lời được ba câu hỏi quan trọng sau:

Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực gì? 

Doanh nghiệp sẽ sản xuất ra sản phẩm gì hay cung cấp dịch vụ gì ra thị trường? Để hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đó cần những phương tiện, máy móc gì, xây dựng nhà xưởng, tuyển dụng lao động ra sao… Tùy vào kết quả thăm dò thị trường và chiến lược kinh doanh khác nhau mà doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô đầu tư vốn của mình.

Doanh nghiệp huy động vốn ở đâu?

Khi đã có kế hoạch đầu tư và chiến lược kinh doanh hiệu quả, chủ doanh nghiệp hay các thành viên sáng lập cần phải chuẩn bị một số vốn nhất định (vốn góp). Đây chính là nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể huy động thêm vốn bằng cách đi vay, đi mượn. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể chỉ chìa tay ra xin vốn là ngân hàng và các tổ chức khác sẽ cho. Để có thể vay được đủ lượng vốn mình cần, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các yếu tố như:

  • Bản phác thảo mục đích vay vốn kinh doanh;
  • Lịch sử tín dụng uy tín;
  • Chứng minh khả năng trả nợ;
  • Tận dụng tài sản thế chấp.

Huy động vốn góp hay đi vay như thế nào, thời hạn vay và lãi suất ra sao đều cần doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận, chi li.

Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đăng ký thành lập doanh nghiệp?

Bạn có ý tưởng, tuy nhiên lại không biết cách đăng ký thành lập doanh nghiệp bởi các thủ tục đăng ký rườm rà phức tạp. Tuy nhiên, các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp lại cực kì đơn giản. Chỉ với 5 bước thành lập doanh nghiệp, bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh và kiếm lợi nhuận cho bản thân và xã hội.
Tuy nhiên, bạn luôn có thể nhờ sự hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp với đội ngũ luật sư ưu tú của ASLaw để đơn giản hóa mọi thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

4/5 - (1 vote)

4/5 - (1 vote)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *