Các bước đăng ký sáng chế – Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đăng ký sáng chế một cách dễ dàng và nhanh chóng với các bước đơn giản.

Khái niệm sáng chế
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, sáng chế ra đời nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp bằng độc quyền đăng ký sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Đăng ký sáng chế là hoạt động được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ với những giai đoạn sau: (i) đánh giá điều kiện đăng ký sáng chế (ii) tra cứu khả năng đăng ký sáng chế (iii) nộp đơn đăng ký (iv) nhận kết quả cuối của việc đăng ký sáng chế.
Các bước đăng ký sáng chế
Bước 1: Tra cứu sáng chế
Các cá nhân, tổ chức nên quan tâm hơn đến việc tra cứu sáng chế trước khi tiến hành nộp đơn. Việc tra cứu sáng chế sẽ giúp khách hàng có thể biết được liệu sáng chế cần đăng ký hoặc dự định sử dụng có thể đáp ứng đủ điều kiện để đăng ký và có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bất kỳ người nào khác hay không.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Khi tra cứu sáng chế thành công và có kết quả, chủ đơn đăng ký sáng chế cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế và nộp đơn đăng ký sáng chế.
Bước 3: Nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký sáng chế, các cá nhân, tổ chức nên khẩn trương nộp đơn đăng ký để sở hữu ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất. Nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Vì vậy, người nộp đơn trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên và có nhiều ưu thế hơn trong việc đăng ký sáng chế.
Bước 4: Thẩm định đơn đăng ký sáng chế
Đơn đăng ký sáng chế sau khi được nộp thành công tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ phải trải qua các giai đoạn bao gồm: thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung đơn, sau đó Cục sở hữu trí tuệ sẽ cân nhắc để đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế cho chủ đơn.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sáng chế
Đơn đăng ký sau khi trải qua giai đoạn thẩm định với kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn cần phải tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ sớm được Cục sở hữu trí tuệ cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký.
Bước 6: Duy trì văn bằng bảo hộ sáng chế
Sau khi được cấp giấy chứng nhận độc quyền đăng ký sáng chế, hàng năm chủ sở hữu sáng chế sẽ phải nộp phí duy trì sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Nếu phí duy trì không được nộp với bất kỳ lý do gì, văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ bị chấm dứt hiệu lực.
Có thể bạn quan tâm