Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh

Khi các văn phòng Sở hữu trí tuệ địa phương bắt đầu cho phép các công ty/tập đoàn xác nhận quyền sở hữu một cách hợp pháp đối với tiếng kêu leng keng từ sản phẩm của họ như một nhãn hiệu âm thanh, rất nhiều cá nhân khởi nghiệp/tổ chức kinh doanh đã đổ xô xếp hàng để đăng ký nhãn hiệu cho âm thanh độc đáo của mình. Tại sao họ lại phải gấp gáp như vậy? Bởi vì ‘logo’ âm thanh dường như cũng có tác động không kém, thậm chí còn hơn cả các nhãn hiệu trực quan thông thường như nhãn hiệu chữ viết, hình ảnh.

Có thể bạn quan tâm

Nhãn hiệu âm thanh

Nhãn hiệu âm thanh là loại nhãn hiệu chỉ nghe được mà không nhìn thấy được. Âm thanh này có thể là âm thanh tạo nên từ các tiếng chuông, tiếng loa, tiếng cồng, hay đơn giản chỉ là một tập hợp của các nốt nhạc… Nhãn hiệu âm thanh có các đặc điểm khiến chúng dễ nhận biết đối với một cộng đồng hoặc một nhóm người riêng biệt. Cụ thể, nhãn hiệu âm thanh rất đặc biệt vì chúng gợi lên sự nhận thức tức thì từ người nghe. Do đó, nhãn hiệu âm thanh có ý nghĩa rất lớn về mặt văn hóa và lịch sử. Chính vì lí do đó mà nhãn hiệu âm thanh là một yếu tố quan trọng tạo nên hình ảnh về một thương hiệu và do đó, cần được chú trọng bảo hộ và đầu tư hơn.

Image 2
Nhãn hiệu âm thanh là loại nhãn hiệu chỉ nghe được mà không nhìn thấy được

Đa phần các hiệp ước quốc tế hiện nay liên quan đến sở hữu trí tuệ đều có định nghĩa về nhãn hiệu bao gồm cả nhãn hiệu âm thanh, hoặc ít nhất là không loại trừ nhãn hiệu âm thanh khỏi sự bảo hộ. Trong các hiệp ước đó, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo đó Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Trong thỏa thuận liên quan đến sở hữu trí tuệ của CPTPP có quy định: “Không Bên nào được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi Bên phải nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi. Một Bên có thể yêu cầu phải có bản mô tả ngắn gọn và chính xác, hoặc bản thể hiện dưới dạng đồ họa, hoặc cả hai nếu phù hợp, của nhãn hiệu.”

Lịch sử của nhãn hiệu âm thanh

Nhãn hiệu âm thanh ra mắt lần đầu tiên vào cuối những năm 1940. Kể từ đó, nhãn hiệu âm thanh đã dần dần được các tổ chức/doanh nghiệp coi là một công cụ gia tăng giá trị cho thương hiệu của mình. Mặt khác, với sự phát triển cấp tốc của công nghệ và từ đó, dẫn đến sự đa dạng của vô vàn chủng loại âm thanh khác nhau đã dẫn đến nhiều thách thức, khó khăn trong việc đăng ký nhãn hiệu hợp lệ theo luật sở hữu trí tuệ. Ngay cả đối với những luật sư giàu kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực nhãn hiệu, thương hiệu cũng gặp nhiều khó khăn khi phải đương đầu với nhãn hiệu âm thanh.

Image 3
Việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh ngày nay và ngày xưa đều là vấn đề nhức búa

Điều này là bởi hầu hết mọi người đều quen thuộc với khái niệm nhãn hiệu dưới dạng logo hoặc chữ viết thông thường. Tuy nhiên, tài sản trí tuệ cũng có thể được thể hiện trong âm thanh mà không nhất thiết phải là lời nói hay hình vẽ. Nhãn hiệu cũng có thể là các nốt nhạc và/hoặc âm sắc thính giác. Mặc dù các dấu âm gần như không phổ biến như các dấu từ, nhưng nhiều dấu âm có thể được nhận ra ngay lập tức trong nhận thức của người nghe. Tuy nhiên, các yếu tố pháp lý liên quan đến việc đăng ký các dấu âm có điểm khác biệt với việc đăng ký các dấu từ. Đây chính là yếu tố khiến nhiều luật sư sở hữu trí tuệ nổi tiếng cũng phải ‘vò đầu bứt tai’ mỗi đêm.

Image 6

Rất nhiều âm thanh nổi tiếng đã được đăng ký nhãn hiệu âm thanh thành công. Chẳng hạn như tiếng “Ding!” đặc trưng của Southwest Airline, “You’ve got mail!” của AOL, tiếng cười khúc khích của Pillsbury Doughboy, tiếng chuông của sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE).

Âm thanh “You’ve got mail!” của AOL

Tiêu chí xác định nhãn hiệu âm thanh

Nếu một âm thanh có thể dễ dàng liên kết với nguồn gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng, thì âm thanh đó có thể được coi là một nhãn hiệu. Do đó, để được bảo vệ, nhãn hiệu âm thanh phải có một đặc điểm nhận dạng riêng biệt. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa âm thanh “độc đáo, khác biệt, đặc biệt” và âm thanh “thông thường” vẫn còn tương đối mơ hồ. Có thể hiểu là cái trước vốn có tính đặc biệt và do đó không đòi hỏi nghĩa phụ, trong khi cái sau đòi hỏi nghĩa phụ để thể hiện tính đặc biệt. Ý nghĩa phụ của âm thanh đã được mô tả là liệu người nghe có nhận ra và liên kết âm thanh đó với các dịch vụ được cung cấp hay không.

Chẳng hạn như khi nghe thấy âm thanh tích tắc liên tục, những người là fan của các chương trình chính trị sẽ dễ dàng liên tưởng đến chương trình “60 Minutes” nổi tiếng của CBS. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay khi nghe thấy tiếng tích tắc đa phần sẽ chỉ nghĩ đó là âm thanh của chiếc kim giây, và không liên tưởng đến điều gì khác.

Tâm lý học đằng sau nhãn hiệu âm thanh

Các nhà tâm lý học và thần kinh học nói rằng âm nhạc tạo ra một phản ứng cảm xúc cơ bản trong não của chúng ta. Tại một số thời điểm đặc biệt, khi nghe một bài hát thân quen nào đó, ta có thể sẽ cảm thấy như thời gian quay ngược trở lại, đưa ta về thời điểm lần đầu tiên nghe được đoạn nhạc đó.

Âm nhạc, dù ở hình thức nào, hầu hết đều sẽ có khả năng phục hồi cảm xúc, cảm giác và sự thèm muốn trong tâm hồn con người. Ở điểm này, âm nhạc hoạt động rất tương tự với hương vị ta ngửi và nếm được từ đồ ăn. Tuy nhiên, khác với đồ ăn – những sự vật chỉ có thể tồn tại trong chốc lát, âm thanh có thể tồn tại trong một khoảng thời gian lâu hơn nhiều. Có thể an toàn khi cho rằng một loại âm thanh thịnh hành có khả năng tồn đọng với thời gian và lưu lại trong tâm trí người nghe hàng thập kỉ, hàng thế kỉ, thậm chí hàng thiên niên kỉ sau.

Mặc dù nguyên nhân chính xác dẫn đến mối quan hệ giữa âm nhạc và não bộ vẫn chưa được sáng tỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng khi nghe nhạc, các giai điệu sẽ được lặp đi lặp lại trên các mạch thần kinh của não, nơi sản sinh ra hormone hạnh phúc – serotonin. Qua đó, âm thanh tạo nên một cảm giác về nhận thức được gọi là ‘sự hoài cổ.’ Hiểu đơn giản, các nhãn hiệu âm thanh đặc biệt sẽ có tiềm năng ảnh hưởng trực tiếp đến phần sâu nhất trong linh hồn con người – tiềm thức. Đó chính là yếu tố cực kì quan trọng dẫn đến việc gia tăng lượng lớn các đơn đăng kí nhãn hiệu âm thanh trong thế kỉ qua. Và chắc chắn, trong tương lai, khi công nghệ ngày càng phát triển thì nhãn hiệu âm thanh sẽ càng trở nên quan trọng trong cuộc sống hơn nữa.

Image 8

4 lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh   

Nhãn hiệu âm thanh là một phần quan trọng của thương hiệu

Nhãn hiệu âm thanh là những đoạn âm thanh đặc biệt độc đáo giúp kích hoạt thính giác của người nghe, tạo điều kiện nhận biết thương hiệu cho doanh nghiệp. Cũng giống như cách các nhãn hiệu trực quan như chữ viết, hình vẽ hoạt động như một phương tiện gia tăng tầm ảnh hưởng của thương hiệu, nhãn hiệu âm thanh cũng sẽ có tác động tương tự đối với khách hàng, người tiêu dùng nghe được âm thanh đó.

Nhãn hiệu âm thanh tạo sự quen thuộc và cầu nối cảm xúc với khách hàng

Như đã đề cập đến ở trên, âm thanh có khả năng gợi nên nhiều cảm xúc quen thuộc đến với mỗi con người. Qua nhiều nghiên cứu khảo sát, các chuyên gia đã chứng minh được rằng có mối liên hệ mật thiết giữa nhãn hiệu âm thanh và sự gắn bó của người tiêu dùng với thương hiệu. Nhãn hiệu âm thanh cho phép các tổ chức/doanh nghiệp có thể chuyển những cảm xúc, tình cảm, điểm đặc trưng của thương hiệu đến với người tiêu dùng và từ đó, tạo nên sự gắn kết với thương hiệu.

Nhãn hiệu âm thanh được thiết kế để trở nên đáng nhớ

Nhãn hiệu hình ảnh của công ty có khả năng được nhận ra khi chúng ta nhìn vào các hình vẽ, chữ cái đặc trưng trên các tấm biển quảng cáo. Tuy nhiên, chỉ nhãn hiệu âm thanh mới có sức mạnh để ảnh hưởng trực tiếp đến những khoảng trống ẩn náu vô định trong tâm trí chúng ta. Bởi âm thanh có thể ảnh hưởng đến tiềm thức của con người. Tiềm thức là gì? Tiềm thức chính là những hoạt động, suy nghĩ của não mà con người không nhận thức được. Và chính những ý nghĩ đó mới là những yếu tố có nhiều tác động nhất đến quyết định của một người.

Đơn cử, một bản nhạc của bạn đọng trong tâm trí của khách hàng, có thể cả ngày người đó sẽ không hề nghĩ đến việc đi mua sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, một tuần, một tháng, một năm, bất tri bất giác bản nhạc đó đã in sâu trong tiềm thức của khách hàng và từ đó, họ trở thành một khách hàng trung thành của thương hiệu.

Nhãn hiệu âm thanh có sức thuyết phục

Âm nhạc có khả năng nhúng thông điệp vào tâm lý của người tiêu dùng. Khi các từ được đặt ở dạng âm nhạc, hàm ý của chúng sẽ được người nghe tiếp thu dễ dàng hơn, làm cho chúng trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Chẳng hạn, học tiếng anh qua vần thơ, âm điệu sẽ luôn dễ dàng hơn việc học qua các cuốn sách giáo khoa dày cộp khô khan.

Tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, các chủ tổ chức/công ty/tập đoàn lớn đã chi rất nhiều tiền để khiến cho các sản phẩm và dịch vụ của mình không chỉ được nhìn thấy mà còn có thể được “nghe thấy” bởi người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngoài vấn đề khiến cho người tiêu dùng có thể cảm nhận được sản phẩm của mình, các chủ doanh nghiệp ngày nay càng còn cần phải lo hơn về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu. Bởi âm thanh, tương tự như các loại hình nhãn hiệu khác, rất dễ bị trộm và đánh cướp trong thời điểm công nghệ số phát triển vượt bậc này. Chỉ cần một tin tặc tầm trung là đã có khả năng dễ dàng đánh cắp hàng chục terabytes dữ liệu.

Tuy nhiên, chỉ cần đăng ký nhãn hiệu thành công, các chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ không phải lo lắng về vấn đề bảo mật nữa. Bởi giờ đây, nhãn hiệu âm thanh độc đáo của họ đã có cả thế giới chung tay bảo hộ. Do đó, các chủ doanh nghiệp nếu như muốn phát triển nhãn hiệu, trước hết cần phải tính đến phương diện bảo hộ nhãn hiệu. Và cách tốt nhất để sở hữu và bảo vệ nhãn hiệu âm thanh độc đáo của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải tìm hiểu về các thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền để đảm bảo rằng mình không bị cướp trắng tay.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *