Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Lưu ý cần biết về việc đăng ký nhãn hiệu tại Kyrgyzstan

Đăng ký nhãn hiệu tại Kyrgyzstan là điều doanh nghiệp cần phải biết nếu muốn kinh doanh tại quốc gia này. Cộng hòa Kyrgyzstan, thường được gọi là Kyrgyzstan, là một quốc gia miền núi không giáp biển ở Trung Á. Kyrgyzstan là thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập, Liên minh Kinh tế Á-Âu, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Hội đồng Turkic, cộng đồng Türksoy và Liên hợp quốc.

Có thể bạn quan tâm

Theo đó, nhiều doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường này và một trong những bước chuẩn bị quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần thực hiện trước khi mở rộng sang quốc gia này là tìm hiểu thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Jordan.

Dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu tại Kyrgyzstan

Dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu tại Kyrgyzstan có thể là các dấu hiệu có tính phân biệt và có thể biểu diễn bằng hình ảnh, chẳng hạn như từ, tên, từ viết tắt, chữ cái, số, sự kết hợp hoặc các sắc thái của màu sắc, hình dạng ba chiều của hàng hóa hoặc bao bì của nó, và bất kỳ sự kết hợp nào của các dấu hiệu trên.

Các loại nhãn hiệu có thể đăng ký tại Kyrgyzstan bao gồm nhãn hiệu (hàng hóa và dịch vụ), nhãn hiệu tập thể.

Các tài liệu cần thiết để đăng ký nhãn hiệu tại Kyrgyzstan

Các tài liệu cần thiết để đăng ký nhãn hiệu tại Kyrgyzstan bao gồm:

  • Giấy ủy quyền (POA) đã được ký, công chứng và hợp pháp hóa;
  • Đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Kyrgyzstan;
  • Thông tin chi tiết về người nộp đơn;
  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh sách hàng hóa và dịch vụ tương ứng;
  • Giấy tờ ưu tiên được chứng nhận (Nếu có).

Các thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Kyrgyzstan

Sau khi nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu tại Kyrgyzstan, thẩm định viên tại Văn phòng SHTT Kyrgyzstan sẽ kiểm tra khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Cụ thể, sẽ thẩm định Hình thức và thẩm định Nội dung.

Thẩm định hình thức tại Kyrgyzstan sẽ mất khoảng 4 tháng để hoàn thành. Thẩm định nội dung sẽ mất khoảng 9-10 tháng.

Sau khi kiểm tra, nếu không phát hiện sai sót, nhãn hiệu sẽ được công bố và người nộp đơn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau 2-3 tháng.

Hiện tại, không có thủ tục chính thức để nộp đơn phản đối tại Kyrgyzstan.

Tuy nhiên, bất kỳ bên thứ ba nào cảm thấy quyền lợi của mình bị vi phạm có thể nộp cái tài liệu họ thu thập được để chứng minh rằng nhãn hiệu không hợp lệ. Các tài liệu này có thể được nộp trong toàn bộ quy trình kiểm tra và trước khi Cơ quan SHTT của Kyrgyzstan đưa ra quyết định phản đối/chấp thuận việc đăng ký nhãn hiệu.

Nhãn hiệu tại Kyrgyzstan có giá trị trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn thêm sau mỗi 10 năm.

Chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải nộp đơn gia hạn nhãn hiệu trước thời hạn nhãn hiệt hết hạn 12 tháng hoặc sau thời hạn 6 tháng với một khoản phí phạt nộp chậm.

Không thể khôi phục nhãn hiệu đã hết hiệu lực (sau khi hết thời gian gia hạn).

Lưu ý:

Toàn bộ thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Kyrgyzstan mất khoảng 14 đến 17 tháng để hoàn thành.

Người nộp đơn là người nước ngoài thì cần phải thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Kyrgyzstan thông qua luật sư về nhãn hiệu đã đăng ký tại Kyrgyzstani.

Kyrgyzstan cũng là một quốc gia thành viên của Nghị định thư Madrid. Theo đó, người nộp đơn có thể đăng ký nhãn hiệu của mình thông qua Hệ thống Madrid để được bảo hộ tại Kyrgyzstan.

Yêu cầu sử dụng nhãn hiệu tại Kyrgyzstan

Người nộp đơn không bắt buộc phải sử dụng nhãn hiệu trước khi đăng ký để có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Kyrgyzstan.

Tuy nhiên, sau khi đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu cần sử dụng nhãn hiệu trên quy mô thương mại trong 3 năm liên tục nếu họ không muốn nhãn hiệu của họ bị bên thứ ba yêu cầu hủy bỏ.

Phạm vi dịch vụ của ASLaw

+ Tư vấn và giải đáp các vướng mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

+ Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu

+ Tư vấn sơ bộ về đối tượng đăng ký bảo hộ.

+ Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu.

+ Tra cứu chính thức tại Cục sở hữu trí tuệ.

+ Chuẩn bị và Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

+ Đại diện thay mặt nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả cho khách hàng.

+ Soạn thảo và trả lời, phản hồi các thông báo, quyết định của Cục sở hữu trí tuệ.

+ Theo dõi xử lý vi phạm nhãn hiệu.

+ Thông báo hiệu lực và gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

 
Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *