Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Canada

Chủ sở hữu muốn mở rộng thị trường kinh doanh sang Canada, việc đầu tiên cần phải làm để khẳng định thương hiệu cũng như bảo vệ nó chính là việc đăng ký nhãn hiệu tại Canada. Bài viết xin đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý cho chủ thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Canada.

Có thể bạn quan tâm

1. Lưu ý về dấu hiệu không thể đăng ký nhãn hiệu tại Canada

Theo điều 12 đạo luật nhãn hiệu của Canada, nhãn hiệu có thể đăng ký nếu không thuộc các trường hợp sau:

Một từ chủ yếu chỉ là tên hoặc họ của một cá nhân đang sống hoặc đã chết trong vòng ba mươi năm trước đó;

Cho dù được mô tả, viết hoặc nghe, mô tả rõ ràng hoặc mô tả sai về ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp về đặc tính hoặc chất lượng của hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến việc sử dụng hoặc đề xuất sử dụng hoặc trong các điều kiện của hoặc những người làm việc trong sản xuất của họ hoặc nơi xuất xứ của họ;

Tên bằng bất kỳ ngôn ngữ nào của bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào liên quan đến nó được sử dụng hoặc đề xuất sử dụng;

Gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký;

Một dấu hiệu hoặc sự kết hợp của các dấu hiệu mà việc áp dụng bị cấm theo mục 9 hoặc 10 của luật này;

Dấu hiệu mang tên chỉ dẫn địa lý hoặc tên nhãn hiệu mang tên chỉ dẫn địa lý nhưng không phải là hàng hóa xuất xứ từ nơi đó hoặc mang tính lừa dối.

2. Lưu ý tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký nhãn hiệu tại Canada

Tra cứu nhãn hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, Hàng năm có rất nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu thuộc những nhóm hàng hóa khác nhau được nộp tại Canada, việc tra cứu nhãn hiệu là rất cần thiết.

Tra cứu nhãn hiệu còn đánh giá xem nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được bảo hộ tại Canada. Nếu nhãn hiệu chứa các yêu tố trên thì nhãn hiệu dự định đăng ký sẽ không thể đăng ký được. Như vậy, chủ sở hữu sẽ phải tiến hành việc sửa đổi nhãn hiệu cho phù hợp để có thể đăng ký độc quyền được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó tại Canada.

Kết quả tra cứu nhãn hiệu tại Canada giúp chủ sở hữu đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công là bao nhiêu phần trăm. Việc tra cứu nhãn hiệu tại Canada sẽ giúp chủ sở hữu tự tin khi tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tại Canada. Bên cạnh đó, tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thực hiện nộp đơn tại Canada.

3. Lưu ý về Gia hạn thời gian bảo hộ của nhãn hiệu

Theo quy định của Pháp luật Canada, nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày đăng ký và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm. Thời gian cũng khá lâu để chủ sở hữu có thể quên việc gia hạn và tiếp tục sử dụng độc quyền nhãn hiệu mà mình đã đăng ký.

4. Thuê đại diện sở hữu công nghiệp để đăng ký nhãn hiệu tại Canada.

Các bước chuẩn bị cho việc đăng ký một nhãn hiệu cần phải chuẩn bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và tìm hiểu khá nhiều. Không những chủ thể đăng ký phải hiểu được các bước đăng ký, quy trình đăng ký nhãn hiệu mà còn phải nắm được luật pháp về sở hữu trí tuệ ở Canada.

Vì vậy để nhằm tránh mất thời gian cũng như công sức, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tìm đến các đại diện sở hữu công nghiệp. Tại đây, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được thực hiện tất cả các thủ tục liên quan và các vấn đề pháp lý liên quan.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *