Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Những dấu hiệu cấm khi đăng ký nhãn hiệu

Những dấu hiệu cấm khi đăng ký nhãn hiệu. Khi đăng ký nhãn hiệu, một trong các vấn đề mà chủ thể đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý là các trường hợp cấm khi đăng ký nhãn hiệu. Đây là vấn đề quan trọng để đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu cao nhất, tránh mất thời gian, tiền bạc trong quá trình đăng ký. 

Có thể bạn quan tâm

Trường hợp 1.

Những dấu hiệu cấm như dấu hiệu không nhìn thấy được : như dấu hiệu âm thanh, mùi, vị Ví dụ : Âm thanh chiếng kêu của chuông, hương chanh của sản phẩm kẹo chanh, vị ngọt của sản phẩm bánh ngọt.

Trường hợp 2.

Những dấu hiệu cấm như dấu hiệu trái với trật tự xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia. Ví dụ :  Logo các tổ chức chống phá, các hình ảnh có tính bạo lực,  nhạy cảm

Trường hợp 3.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước. Ví dụ : Có hình ngôi sao màu trắng, nền xanh sọc đỏ trắng của Mỹ. Nhãn hiệu có hình dấu cộng nền đỏ của Thụy Sỹ, nhãn hiệu hình quốc hoa Nhật Bản ( bông hoa cúc vàng).

Trường hợp 4.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ. huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội của Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức quốc tế nếu không được cơ quan tổ chức đó cho phép. Ví dụ : Trùng tương tự với Hội sinh viên VN, WTO, WHO, ASEAN, VBF, UBNESSCO

Trường hợp 5.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, nước ngoài. Ví dụ : Lấy hình ảnh Einstein, Hồ Chí Minh, Phidencaxtoro, Putin.

Trường hợp 6.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận. Ví dụ : Có các hình ảnh với ý nghĩa là chứng nhận, bảo hành của một số tổ chức : sản phẩm hợp chuẩn an toàn vệ sinh thực tập quốc gia.

Trường hợp 7.

Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. Ví dụ : Made in England (đối với hàng hóa sản xuất ở ngoài nước Anh), HÀNG THÁI LAN (Đối với hàng hóa sản xuất ở ngoài Thái Lan)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *