Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Sáng chế và những điều cần biết về sáng chế

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý vị một vài thông tin cần thiết về sáng chế cũng như những điều cần biết về sáng chế.

Có thể bạn quan tâm

Sáng chế là gì?

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp kỹ thuật ở đây là tập hợp những thông tin về cách thức và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể.

Đăng ký sáng chế là gì?

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký sáng chế khi thực hiện đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc hoặc thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật.

Sáng chế là 1 trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế nào khác của bên thứ 3.

Trường hợp một doanh nghiệp cùng với tổ chức, cá nhân khác tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký sáng chế và quyền đăng ký này chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Tại sao phải đăng ký sáng chế?

Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật (có thể dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình hoặc kết hợp cả hai), do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống. Để tạo ra được 01 sáng chế, tác giả sẽ phải là người có trình độ chuyên môn, có sự đầu tư thời gian, chi phí để nghiên cứu.

Do đó, để đảm bảo mình được độc quyền sở hữu sáng chế, chủ sở hữu nên tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế sau khi sáng tạo ra.

Ngoài ra, việc đăng ký sáng chế còn mang lại những lợi ích sau:

– Sử dụng sáng chế để áp dụng vào cuộc sống để mang lại lợi ích về vật chất cho chủ sở hữu;

– Có thể tiến hành biện pháp pháp lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm đối với sáng chế đã đăng ký bởi bên thứ ba;

– Chứng minh được rằng mình là chủ sở hữu duy nhất của sáng chế và sẽ được pháp luật bảo vệ khi có tránh chấp xảy ra với bên thứ 3;

– Được sử dụng độc quyền sáng chế trong thời gian 20 năm, trong trường hợp không có nhu cầu phát triển sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có thể chuyển nhượng sáng chế cho bên thứ 3 để thu chi phí chuyển nhượng;

Thời hạn bảo hộ sáng chế là bao lâu?

Thời gian bảo hộ của văn bằng sáng chế là 20 năm tính từ ngày nộp đơn và không được gia hạn thêm thời gian bảo hộ bằng độc quyền sáng chế.

Như vậy, khác với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp được gia hạn thời gian bảo hộ, thời gian bảo hộ văn bằng sáng chế chỉ được tối đa 20 năm và không được gia hạn.

Chủ đơn đăng ký sáng chế cần đáp ứng điều kiện gì?

Ngoài điều kiện bảo hộ sáng chế như trình bày ở trên, chủ đơn đăng ký muốn được bảo hộ còn phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Người tạo ra sáng chế (tác giả sáng chế) phải tạo ra sáng chế bằng chi phí và công sức của mình;

– Cá nhân, tổ chức đầu tư kinh phí, cơ sở, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc cho tác giả, thuê tác giả trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc thỏa thuận đó không trái quy định của pháp luật;

– Trường hợp có nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì tổ chức, cá nhân đó được quyền đăng ký sáng chế sau khi được cá nhân, tổ chức còn lại đồng ý

– Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:

– Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;

– Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;

– Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.

Điều kiện đăng ký sáng chế

Để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam thì cần chú ý đối tượng đăng ký phải đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn sau:

Thứ nhất, có tính mới: tức là sáng chế chưa được bộc lộ công khai dưới dưới hình thức công bố, sử dụng hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên.

Thứ hai, có trình độ sáng tạo: các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Thứ ba, có khả năng áp dụng công nghiệp: nội dung sáng chế có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình và thu được kết quả ổn định.

Ngoài ra, muốn được bảo hộ sáng chế dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì đối tượng đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có tính mới.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *