Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ

Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ là phạm vi mà pháp luật xác định cho chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Phụ thuộc vào mỗi hình thức sở hữu mà pháp luật quy định giới hạn quyền sở hữu của các chủ sở hữu khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

Sở hữu trí tuệ  là những sản phẩm của tư duy được coi là tài sản của trí tuệ. Đó có thể là một tác phẩm văn học, một phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh  hay kiểu sáng công nghiệp… Giới hạn quyền sở hữu còn thể hiện trong nguyên tắc phải tôn trọng lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng và quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Quyền sở hữu trí tuệ:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”

Như vậy tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu những sản phẩm trí tuệ của mình. Bên cạnh những quyền đó pháp luật cũng quy định những giới hạn quyền sở hữu trí tuệ đối với cá nhân, tổ chức.

Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ:

Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ

  1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
  2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

 

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *