Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp có gì giống và khác nhau. So sánh kiểu dáng và nhãn hiệu sẽ cho thấy điểm khác biệt giữa hai đối tượng này và theo đó người nộp đơn có thể lựa chọn được phương án bảo hộ tốt nhất cho sản phẩm của mình.
Nhãn hiệu và Kiểu dáng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp khác với nhãn hiệu chủ yếu ở chỗ kiểu dáng công nghiệp được tạo thành bởi hình dạng bên ngoài của sản phẩm – yếu tố không cần phải có tính phân biệt (một yêu cầu quan trọng đối với nhãn hiệu). Mặc dù nhãn hiệu có thể bao gồm tất cả các loại dấu hiệu nhìn thấy được nhưng luôn luôn phải là dấu hiệu có tính phân biệt vì nhãn hiệu luôn luôn phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Do đó chức năng và cơ sở của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu là hoàn toàn khác nhau.
Đối tượng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp khác với đối tượng được bảo hộ sáng chế, chủ yếu là do kiểu dáng công nghiệp phải liên quan đến hình dạng của đối tượng và không được quyết định bởi các yêu cầu bắt buộc về mặt kỹ thuật hoặc chức năng. Trái lại, đối tượng được bảo hộ sáng chế được quyết định bởi yếu tố chức năng của một sản phẩm hoặc quy trình vì đối tượng đó phải là một “sáng chế”.
Có thể bạn quan tâm