Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Đăng ký bảo hộ sáng chế theo luật quốc tế

Đăng ký bảo hộ sáng chế là một trong những điều cần thiết do đó luật về bảo hộ sáng chế  ra đời là một điều quan trọng . Ngay từ những năm đầu thế kỷ 12 tại Venice các nhà phát minh đã được nhà nước công nhận một đặc quyền trong thời hạn 10 năm cho quy trình dêt lụa, hay đến thế kỷ 14 tại Anh đã công nhận quyền sáng chế cho John Utyman với quy trình sản xuất kính đã được sử dụng trước đó bởi người làm kính Venetian (một loại kính tại Italia) nhưng trước đó chưa được biết tới tại Anh.

Có thể bạn quan tâm

          Cùng với việc ban hành đạo luật Viên (Venice) năm 1474 Italy đã trở thành nơi đầu tiên hình thành một cơ chế bảo hộ sáng chế qua việc đồng ý rằng những phương pháp mới và sáng tạo khi đưa vào trong thực tiễn sử dụng phải được thông báo với Hội đồng thành phố để từ đó những phương pháp này sẽ được pháp luật bảo vệ chống lại những hành vi sao chép.Tại Viên lúc này các phường hội thủ công sinh sống chủ yếu dựa trên nghề thổi thủy tinh nhưng họ thường có những hạn chế nhất định về mặt phương pháp sản xuất cũng như những kỹ năng trong nghề. Để khuyến khích và thu hút các nhà sáng tạo nước ngoài Thượng viện (Senate) đã ban hành một đạo luật có giá trị trên toàn lãnh thổ, theo đó quy dịnh: “Bất cứ ai trong thành phố này tạo ra một phương pháp mới và tinh tế mà trước đây chưa từng có và ngay sau khi nó được hoàn thiện có thể sử dụng và thực hiện được đồng thời thông báo tới Hội đồng thành phố thì bất kỳ người nào khác trong bất cứ vùng lãnh thổ và tại bất cứ nơi đâu trong quốc gia đều bị cấm trong vòng 10 năm không được chế tạo ra một phương pháp trong các hình thức giống hoặc tương tự mà chưa được sự đồng ý, cho phép của tác giả

          Tuy nhiên mỗi một quốc gia với những điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau lại có các mốc phát triển hệ thống pháp luật bảo hộ sáng chế khác nhau. Nêu như ở Anh, vào năm 1624 dưới triều đại Tudor Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật về độc quyền, theo đó sáng chế được bảo hộ 14 năm, tại Mỹ năm 1970 , Italia 1859, Nga 1870

          Quá trình hội nhập, các quốc gia để đạt được tiếng nói chung trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với sáng chế đã tiến hành các cuộc họp song phương và đa phương nhằm thiết lập nên hệ thống các điều ước quốc tế về bảo hộ sáng chế mà nổi bật là công ước Paris; hiệp định Trips hay hiệp ước hợp tác sáng chế quốc tế PCT. Thông qua các điều ước, hiệp định này giúp tạo nên một chuẩn mực chung cho hệ thống pháp luật sáng chế trên toàn thế giới một mặt tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi độc quyền cho chủ sở hữu tác giả một mặt tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin khoa học công nghệ. Để được bảo hộ sáng chế quốc tế thì yêu cầu đặt ra giải pháp đó phải có tính mới, có trình độ sáng tạo (tính không hiển nhiên), có khả năng áp dụng công nghiệp

4/5 - (1 vote)

4/5 - (1 vote)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *