Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Công ước Paris quy định về bảo hộ nhãn hiệu quốc tế ra sao?

Công ước Paris được ký kết tại Paris năm 1883 với 11 nước thành viên ban đầu, tính đến năm 2005 đã có 169 thành viên tham gia, trong đó Việt Nam chính thức gia nhập vào năm 1949. Công ước là nền tảng chung đầu tiên cho hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng trên toàn thế giới.

1. Công ước Paris là gì?

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Công ước Paris) được ký kết ngày 20-3-1883 tại Paris, tạo lập một cơ sở chung nhất cho các thỏa thuận đa phương, song phương giữa các nước trước đó về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Công ước Paris chỉ rõ đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Các quy định của Công ước Paris đề cập đến 4 vấn đề lớn đó là: nguyên tắc đối xử quốc gia, quyền ưu tiên, một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ và các quy định về hành chính phục vụ cho việc thi hành Công ước.

Nguyên tắc đối xử quốc gia và quyền ưu tiên giúp doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu của mình tại các nước thành viên của Công ước và được hưởng sự bảo hộ đối với nhãn hiệu đó như công dân của nước sở tại mà không có sự phân biệt đối xử. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày Đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp được Cơ quan Sở hữu trí tuệ nước sở tại chấp nhận hợp lệ, doanh nghiệp có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình tại bất kỳ nước thành viên nào của Công ước và các đơn nộp sau sẽ được xem là nộp cùng ngày tại Cơ quan sở hữu trí tuệ của nước mình.

2. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

  • Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu:

    Theo khái niệm về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, có thể hiểu rằng, khi chủ sở hữu đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa của mình, họ sẽ được luật pháp công nhận và được bảo vệ về mặt pháp lý.Theo đó, họ có toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của mình trên thị trường.

  • Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế

         Thông qua nhãn hiệu hàng hóa, nhà sản xuất có thể đánh dấu hàng hóa của mình sản xuất khi đưa ra thị trường, có thể quảng cáo cho           sản phẩm, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đẩy mạnh lưu thông, tăng doanh số                 hàng hóa của mình. Và cũng chính thông qua nhãn hiệu hàng hóa, người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu,               sở thích, yêu cầu chất lượng và khả năng tài chính của mình.

  • Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp

    Nhãn hiệu hàng hóa tạo ra giá trị cho sản phẩm, khách hàng sẽ rất sẵn lòng trả giá cao hơn để được sử dụng sản phẩm/ dịch vụ mang nhãn hiệu mà họ yêu thích. Đồng thời, họ cũng sẵn sàng sử dụng sản phẩm /dịch vụ đó thường xuyên hơn, vì vậy, giá trị mang lại cho doanh nghiệp sẽ cao hơn. Chính vì thế, việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là việc làm nhằm tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm, dịch vụ của mình với những sản phẩm, dịch vụ cùng loại khác và đây cũng chính là một trong những phương pháp nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp.

  • Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng

    Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, người tiêu dùng lại là người sẽ phải chịu những hậu quả trực tiếp từ những hàng hóa thiếu chất lượng. Với người tiêu dùng, nhãn hiệu hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng. Người tiêu dùng chủ yếu đưa ra quyết định lựa chọn dựa trên kinh nghiệm tiêu dùng, cụ thể chính là sự hiểu biết và tin tưởng của họ về các nhãn hiệu hàng hóa khác nhau của cùng một loại hàng hóa, dịch vụ.

  

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *