Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Dấu hiệu cấm khi đặt tên nhãn hiệu

Dấu hiệu cấm khi đặt tên nhãn hiệu có thể là phần chữ hoặc phần hình sử dụng trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Nhãn hiệu chứa các thành phần cấm sẽ phải thực hiện việc thay đổi tên nhãn hiệu, đồng thời loại bỏ dấu hiệu cấm ra khỏi nhãn hiệu đăng ký.

Nhãn hiệu – một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp – là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhãn hiệu nào cũng được đăng ký bảo hộ. Việc một nhãn hiệu được bảo hộ còn dựa trên những điều kiện và dấu hiệu nhất định. Trong đó, cần lưu ý các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu.

Dấu hiệu cấm hay không được bảo hộ là sự biểu hiện ra bên ngoài của nhãn hiệu, cho thấy dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn, dấu hiệu gây cho người tiêu dùng hiểu sai lệch hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng. Các dấu hiệu này đều đã được quy định tại Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Cụ thể:

Dấu hiệu cấm trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với:

• Hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
• Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
• Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
• Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

Dấu hiệu cấm chứa các dấu hiệu gây hiểu sai lệch:

Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. Việc tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch sẽ không được bảo hộ.

Như vậy, dựa vào các dấu hiệu nêu trên, chúng ta biết được nhãn hiệu nào sẽ không được bảo hộ.

5/5 - (1 vote)

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 vote)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *