Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Quyền tác giả chương trình máy tính sưu tập dữ liệu

Quyền tác giả đối với chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Vậy nó sẽ được bảo hộ như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu là gì?

Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Ví dụ: Phần mềm ứng dụng, phần mềm tiện ích, hệ điều hành,… Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.

Cơ sở pháp lý : 

Theo Khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”. và

Khoản 2 điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc loại trừ cấp bằng độc quyền sáng chế (patent) cho chương trình máy tính.

Như vậy pháp luật Việt Nam quy định chỉ bảo hộ quyền tác giả đối với Chương trình máy tính, phần mềm máy tính không được bảo hộ dưới dạng các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng chương trình máy tính phải dẫn chiếu xuất xứ của chương trình đảm bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của chương trình máy tính đó ở cả dưới dạng mã nguồn hoặc mã máy. Cùng với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu cũng là một đối tượng của quyền tác giả trong lĩnh vực công nghệ. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dưới dạng khác. Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.

Những hồ sơ cần có khi đăng ký là gì?

– Tờ khai đăng ký;

– 02 bản sao tác phẩm đăng kí quyền tác giả;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu chủ thể nộp thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả ( nếu có);

– Văn bản được sự đồng ý của các đồng chủ sở hữu;

– Bản sao có công chứng giấy đăng kí kinh doanh;

– Giấy cam đoan của tác giả sáng tác tác phẩm do nhiệm vụ được giao;

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục này

– Đối với tác phẩm là phần mềm có thể đăng ký dưới dạng đồng tác giả;

– Tác giả nếu trong trường hợp là cán bộ, công nhân viên lao động hưởng lương thì có thể đăng ký cho công ty ký hợp đồng lao động là chủ sở hữu tác phẩm đó;

– Đĩa CD phải có bìa bọc để đóng dấu. Về hiệu lực: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam Về mặt thời hạn:

+ Bảo hộ quyền tài sản của tác phẩm suốt đời tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết.

+ Tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chểt .

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *