Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Chuyển nhượng văn bằng bảo hộ tại Việt Nam

Chuyển nhượng văn bằng bảo hộ hay nói cách khác là cho phép/chuyển toàn bộ quyền đối với tài sản sở hữu trí tuệ:  nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp cho bên khác là một trong những quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Vậy thủ tục chuyển nhượng văn bằng bảo hộ như thế nào? Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết về Tài liệu yêu cầu, các bước tiến hành, thủ tục chuyển nhượng văn bằng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. 

1. Tài liệu chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

a) Tài liệu chuyển nhượng bao gồm:

  • Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Giấy ủy quyền ( nếu hồ sơ nộp thông qua đại diện);
  • 02 hợp đồng chuyển nhượng;
  • Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu ( Bản gốc ).

b) Các bước thực hiện việc chuyển nhượng văn bằng bảo hộ

Khi thực hiện chuyển nhượng văn bằng bảo hộ cá nhân, tổ chức cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Soạn Hợp đồng chuyển nhượng

Các bên thỏa thuận và thành lập hợp đồng chuyển nhượng;

Tờ khai chuyển nhượng đơn đăng kí nhãn hiệu theo mẫu quy định.

Bước 2  : Nộp hồ sơ lên Cục Sở hữu trí tuệ 

Hồ sơ bao gồm các tài liệu theo quy định pháp luật được nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại hai văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Lệ phí được nộp theo quy định.

Bước 3: Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ

Ngay sau khi Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ, Cục sẽ xem xét và xử lý theo quy định

Cụ thể như sau:

Nếu hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:

+ Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;

+ Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới;

Lưu ý: Trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong Văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;

+ Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

+ Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Nếu hồ sơ đăng ký có thiếu sót:

–  Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

+ Trong trường hợp trả lời thông báo mà Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ sẽ ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu;

+ Trường hợp người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định thì Cục sẽ ra quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng.

2. Điều kiện hạn chế chuyển nhượng nhãn hiệu

Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009:

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải thực hiện trong thời hạn bảo hộ;

Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Thời gian thực hiện thủ tục chuyển nhượng văn bằng bảo hộ.

Thông thường trong khoảng thời gian từ 02 đến 03 tháng kể từ ngày Cục sở hữu trí tuệ nhận được hồ sơ đúng và đủ từ phía người yêu cầu chuyển nhượng văn bằng. Cục SHTT sẽ ra thông báo kết quả cho người nộp đơn.

Chuyển nhượng văn bằng có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không? 

Đây là một câu hỏi nhiều người băn khoăn, liệu rằng thu nhập từ việc chuyển nhượng văn bằng bảo hộ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Câu trả lời là: CÓ.

Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) thì các khoản thu nhập mà cá nhân/tổ chức có được từ việc chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *