Hiện nay, Việt Nam đang trên đà hội nhập quốc tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt trong việc đăng ký sáng chế ra nước ngoài cũng như cho người nước ngoài đăng ký sáng chế vào Việt Nam. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng quan tâm đến đăng ký sáng quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích và quyền hợp pháp của chủ sở hữu sáng chế. Bài viết dưới đây xin giới thiệu đăng ký sáng chế quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu khi khách hàng muốn đăng ký sáng chế trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký Sáng chế là gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. (theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Sáng chế là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế nào khác của bên thứ 3.
Lợi ích đăng ký sáng chế?
Ngoài ra, việc đăng ký bằng sáng chế còn mang lại những lợi ích sau:
– Sử dụng sáng chế để áp dụng vào cuộc sống để mang lại lợi ích về vật chất cho chủ sở hữu;
– Có thể tiến hành biện pháp pháp lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm đối với sáng chế đã đăng ký bởi bên thứ ba;
– Chứng minh được rằng mình là chủ sở hữu duy nhất của sáng chế và sẽ được pháp luật bảo vệ khi có tránh chấp xảy ra với bên thứ 3;
– Được sử dụng độc quyền sáng chế trong thời gian 20 năm, trong trường hợp không có nhu cầu phát triển sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có thể chuyển nhượng sáng chế cho bên thứ 3 để thu chi phí chuyển nhượng;
Đăng ký sáng chế theo đơn quốc gia
– Đăng ký sáng chế theo Đơn quốc gia là việc Công ty nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia dự định đăng ký cho sáng chế.
– Đơn sẽ được xử lý theo quy định của từng quốc gia.
Nộp đơn theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam
– Nộp đơn quốc tế: ghi rõ các nước chỉ định bảo hộ sáng chế
– Tra cứu quốc tế: Đơn có nguồn gốc Việt Nam được tra cứu tại một trong các cơ quan sở hữu trí tuệ: Áo; Úc; Nga; Hàn Quốc; Thụy Điển; Cơ quan sáng chế châu Âu
– Công bố đơn: Văn phòng quốc tế thực hiện
– Thẩm định sơ bộ quốc tế: đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong Đơn quốc tế có đáp ứng tiêu chuẩn tính mới trình độ sáng tạo, và khả năng áp dụng theo PCT hay không nhằm giúp cho Quý công ty có cơ hội đánh giá lại một lần nữa về khả năng được cấp patent cho sáng chế của mình trước khi chi các khoản tiền cần thiết cho việc nộp Đơn.
– Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia: Sau khi kết thúc giai đoạn quốc tế, đơn được thẩm định lại theo quy định của từng quốc gia chỉ định bảo hộ.