Đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài – Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến xu thế toàn cầu hóa. Trong khi thị trường trong nước với phạm vi hoạt động và cung ứng sản phẩm, dịch vụ đang ngày càng chật chội. Các doanh nghiệp nội địa đang hướng đến nền thị trường đầy tiềm năng mới cũng như nắm bắt cơ hội để có thể cạnh tranh với những công ty khác trong nước, đó việc thực hiện quá trình quảng bá thương hiệu của họ ra nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động này đã và đang được rất nhiều nhà kinh doanh quan tâm và chú trọng. Với nhu cầu cấp thiết như vậy, bài viết này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài và những quy định liên quan.

Đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài
Đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài đang là hoạt động được nhiều nhà đầu tư, kinh doanh quan tâm chú ý. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Thủ tục đăng ký sáng chế đang được rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Mặc dù vậy, việc đăng ký bảo hộ sáng chế ra quốc tế và những thủ tục liên quan đến hồ sơ vẫn còn tương đối phức tạp với nhiều người. Bên cạnh đó, thời gian thẩm định cũng có thể kéo dài và phát sinh nhiều chi phí, lệ phí.
Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền nhận đơn quốc tế về sáng chế là Cục Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài cần phải có đủ những tài liệu sau:
Các cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị trước những tài liệu hồ sơ sau đây Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài:
- 03 bản Tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được làm bằng Tiếng Anh (bắt buộc phải theo mẫu);
- 02 bản mô tả sáng chế bao gồm cả hình vẽ (nếu có);
- 02 bản yêu cầu bảo hộ sáng chế;
- Tài liệu khác liên quan (nếu có).
Đăng ký bảo hộ sáng chế bảo hộ ở nước ngoài theo Hiệp ước PCT
Đơn đăng ký sáng chế sẽ được nộp tại Việt Nam, cùng với yêu cầu bảo hộ tại các nước Thành viên của Hiệp ước PCT, trong đó có Việt Nam (gọi tắt là đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam), chủ đơn có thể nộp đơn trực tiếp cũng như có thể gửi đơn qua bưu điện cho Cục Sở hữu trí tuệ, hay cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (gọi tắt là Văn phòng quốc tế)
Hoạt động tra cứu quốc tế có thể được tiến hành tại các cơ quan tra cứu có thẩm quyền (cơ quan sáng chế của quốc gia hoặc khu vực đáp ứng các yêu cầu do PCT quy định và được chỉ định bởi Đại hội đồng PCT). Cơ quan tra cứu đối với đơn PCT từ Việt Nam: Cơ quan Sở hữu trí tuệ Australia, Áo, Liên bang Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc và Cơ quan Sáng chế Châu Âu.
Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam sau đó sẽ được công bố trên Công báo của PCT (PCT Gazette).
Hoạt động thẩm định sơ bộ quốc tế có thể được tiến hành tại cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế có thẩm quyền theo PCT. Mục đích là đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong đơn có đáp ứng các yêu cầu bảo hộ hay không. Cơ quan thẩm định sẽ lập báo cáo thẩm định sơ bộ sau đó gửi cho Văn phòng quốc tế.
Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn quốc tế sẽ được thẩm định hình thức cũng như thẩm định nội dung theo các thủ tục đã được quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại quốc gia sở tại.