Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả mới nhất

Các quyền đối với sản phẩm trí tuệ do chủ thể tạo ra luôn được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ.  Trong đó điển hình phải kể đến quyền tác giả, thời hạn bảo hộ quyền tác giả nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của tác giả cũng như chủ sở hữu quyền tác giả.  

Quyền tác giả là gì?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 theo đó thời hạn bảo hộ như sau:

1. Bảo hộ vô thời hạn

Các quyền được pháp luật bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm:

+ Quyền đặt tên cho tác phẩm;

+ Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả..

2. Bảo hộ có thời hạn

Theo quy định tại Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ có hai cách tính thời hạn bảo hộ quyền tác giả:

– Đối với các tác phẩm điện ảnh, sân khấu, mĩ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: là những tác phẩm có thời hạn bảo hộ không tính theo nguyên tắc đời người.

+ Việt Nam đã tham gia kí kết một số điều ước quốc tế song phương và đa phương. Do vậy, các quy định của pháp luật liên quan phải phù hợp và tương thích với các cam kết quốc tế.

Ví dụ: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs), Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật (Công ước Beme)

+ Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm đó được định hình.

– Đối với tác phẩm di cảo thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm kể từ khi tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên. “di cảo” có thể hiểu là bản thảo tác phẩm của người đã chết để lại. Theo đó, có nghĩa rằng khi tác giả còn sống thì tác phẩm đã được định hình theo hình thái vật chất nhất định nhưng chưa ai biết đến và tác phẩm chỉ được phát hiện sau khi tác giả của tác phẩm đã chết.

– Đối với các tác phẩm thuộc loại hình khác thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.

+ Đối với các tác phẩm do một tác giả sáng tạo nên thì thời điểm bắt đầu để tính 50 năm tiếp theo năm tác giả chết là thời điểm tác giả đó chết hoặc được coi là đã chết.

+ Đối với tác phẩm do các đồng tác giả cùng sáng tạo thì thời điểm bắt đầu để tính năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết là thời điểm tác giả cuối cùng chết hoặc được coi là đã chết.

Pháp luật quy định về bảo hộ quyền tác giả năm mươi năm sau khi tác giả chết nhằm xác định quyền để lại thừa kế của tác giả đối với tác phẩm cho những người thừa kế của họ.

Vì vậy, khi tác giả chết quyền tác giả cũng là loại di sản thừa kế và được chuyển dịch theo quy định của pháp luật thừa kế.

Lưu ý, Thời hạn bảo hộ theo quy định nêu trên sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả ( Điểm c khoản 1 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 )

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *