Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có phải là một ?

Tác giả và Chủ sở hữu quyền tác giả đều là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, do bản chất khác nhau nên mỗi đối tượng có một hình thức bảo vệ về quyền lợi riêng.

Có thể bạn quan tâm

Trước hết, khái niệm về Tác giả và Chủ sở hữu quyền tác giả

Tác giả là những người thể trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

Theo quy định tại khoản 2 điều 4, “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”, theo quy định tại Điều 36, “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này”.

Điểm khác biệt được thể hiện qua ba mặt sau :

1.Về khái niệm và đặc điểm

Tác giả gồm 04 đối tượng(Điều 8 Nghị định)

  • cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
  • cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
  • cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
  • cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên

Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm 04 đối tượng(Điều 27 Nghị định)

  • tổ chức, cá nhân Việt Nam;
  • tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
  • tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
  • tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

 2. Về phân loại

Tác phẩm được hình thành do có tổ chức, cá nhân thuê, giao nhiệm vụ cho tác giả thì đó sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả.

Chủ sở hữu gồm 05 loại:

  • là tác giả;
  • là các đồng tác giả;
  • là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả;
  • là người thừa kế;
  • là người nhận chuyển nhượng quyền tác giả;
  • là Nhà nước.

3. Về quyền được bảo hộ

Tóm lại, tác giả là cá nhân, không phải là tổ chức. Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.

Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc không cần là tác giả.

Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có quyền nhân thân và một phần quyền tài sản. Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả có quyền tài sản, và một phần quyền nhân thân.

 

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *