Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Quyền tác giả là gì? Những kiến thức cơ bản về Quyền tác giả

Theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, Quyền tác giả là một chế định pháp luật trong đó tập hợp các quy định cụ thể về việc bảo hộ các sáng tạo văn học và nghệ thuật của các tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo khác – sau đây gọi là “Tác phẩm”. Theo quy định, các tác phẩm đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả là các sáng tạo gốc. Chúng được bảo hộ bất kể chất lượng của chúng và bao gồm cả những hướng dẫn kỹ thuật và hình vẽ kỹ thuật đơn thuần.

  1. Quyền tác giả là gì?

    Quyền tác giả là một chế định pháp luật trong đó tập hợp các quy định cụ thể về việc bảo hộ các sáng tạo văn học và nghệ thuật của các tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo khác. Quyền tác giả bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói của người khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra bằng phương pháp tương tự;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phảm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  1. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Các quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn.

 Quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm và các nội dung của quyền tài sản được bảo hộ theo thời hạn như sau:

– Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm. 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.

– Các tác phẩm không thuộc loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết

– Đối với tác phẩm khuyết danh, khi thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau năm tác giả chết.

  1. Các quyền được cấp

Tác giả gốc của tác phẩm được bảo hộ bởi quyền tác giả có độc quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm theo những điều kiện sử dụng. Tác giả của tác phẩm có thể ngăn cấm, cho phép:

  • Tái bản dưới nhiều hình thức khác nhau, như bản in hoặc bản ghi âm;
  • Phân phối lần đầu tiên đến công chúng thông qua bán và chuyển nhượng sở hữu trong các bản sao hữu hình;
  •  Cho thuê bản gốc hoặc bản sao (đối với chương trình máy tính, bản ghi âm, cũng như các tác phẩm nghe nhìn);
  • Biểu diễn trước công chúng, đối với một vở kịch hoặc tác phẩm âm nhạc;
  • Sao chép, dưới dạng đĩa CD, bằng việc sao lưu vào các thiết bị khác;
  • Phát sóng, thông qua truyền thanh, cáp quang và vệ tinh.

 

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *