Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Điểm mới thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất 2020

Đăng ký bản quyền là một trong những bước tiền đề và không thể thiếu trong việc bảo hộ sản phẩm trí tuệ. Các sản phẩm sáng tạo khi có bản quyền sẽ luôn được bảo hộ về quyền sở hữu và không bị xâm phạm.

Có thể bạn quan tâm

1.Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả?

Điều kiện tác phẩm có thể đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm đó phải là đối tượng được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: 1 cuốn sách có thể đăng ký bản quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm văn học; 1 phần mềm máy tính có thể được đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm phần mềm máy tính

Nhưng không phải có thể đăng ký dưới hình thức bản quyền tác giả cho tất cả mọi đối tượng. Do vậy, cần chú trọng đến những đối tượng nào sẽ được bảo hộ và những đối tượng nào không được bảo hộ.

2.Điểm mới trong thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả 2020

Thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả bao gồm các bước sau:

Bước 1: Phân loại đối tượng bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả:

Ví dụ: bài hát sẽ được đăng ký dưới hình thức tác phẩm âm nhạc

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký bản quyền tác giả

hồ sơ sẽ bao gồm:

+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu)

+ Bản sao CMTND/hộ chiếu/thẻ căn cước của tác giả ( người sáng tạo ra tác phẩm);

+ Bản sao CMTND/hộ chiếu/thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận ĐKKD, quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm;

+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng thuê sáng tạo ra tác phẩm;

+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tạo ra tác phẩm;

+ Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền;

+ 02 bản in tác phẩm, tùy thuộc vào từng đối tượng sẽ có cách khác nhau. Ví dụ: bài hát sẽ có 02 bản in, kịch bản sẽ có 02 bản in trên giấy A4

Bước 3: Nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký

Nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục.

(Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện)

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký cho đến khi ra quyết định cuối cùng

Theo dõi hồ sơ để kịp thời bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoặc thông báo từ chối (Cục sẽ nêu rõ lý do từ chối).

5/5 - (2 votes)

5/5 - (2 votes)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu